dnk

HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM VLĐC I (UPDATED: 05H07 19/11/2011)

In Thí nghiệm VLĐC I, VLĐCI on September 24, 2011 at 10:12 pm

Sau đây là món quà gửi tới các bạn tân sinh viên K56. Hi vọng nó sẽ giúp các bạn tự tin vượt qua “the Hell” đang chờ ở phía trước.

Bài 0: Sai số – Những điều cần biết: Sai so

Bài 1: Làm quen với các dụng cụ đo độ dài và khối lượng: TN 1-VL1

– Panme và cách sử dụng: http://www.mediafire.com/?s22a747nqafy908

– Cách đọc giá trị thước kẹp: http://www.mediafire.com/?ineo3k7786o1blp

– Cách đo kích thước hình trụ rỗng và hình trụ đặc: http://www.mediafire.com/?dhk3n0ggwv9nov0

Báo cáo mẫu: BCM1

Bài 2: Xác định momen quán tính của bánh xe và lực ma sát của ổ trục: TN 2-VL1

Báo cáo mẫu: BCM2

Bài 3: Xác định gia tốc trọng trường bằng con lắc thuận nghịch: TN 3-VL1

Báo cáo mẫu: BCM3

Bài 4: Xác định bước sóng và vận tốc truyền âm trong không khí bằng phương pháp cộng hưởng sóng dừng: TN 4-VL1

Báo cáo mẫu: BCM4

Bài 5: Xác định hệ số nhớt của chất lỏng theo phương pháp Stokes: TN 5-VL1

Báo cáo mẫu: BCM5

Bài 6: Xác định tỷ số nhiệt dung phân tử Cp/Cv của chất khí: TN 6-VL1

Báo cáo mẫu: BCM6

P/S:

– Đây là nguồn tài liệu không chính thống (gồm các ngôn ngữ chuyên ngành của sinh viên và của các teen hiện nay) nên các bạn chủ yếu lưu hành nội bộ trong sinh viên và ở nhà (chứ đừng léng phéng mang vào phòng thí nghiệm –> bị tóm được là tôi cũng bị liên đới trách nhiệm :)).

– Tài liệu hoàn toàn free nên không có chuyện mua bán công khai.

– Tài liệu có thể có sai sót về lỗi chính tả, ngôn từ –> rất mong sự góp ý thẳng thắn của các bạn để tôi hoàn thiện bài soạn cho các bạn sinh viên khóa tiếp theo.

– …. –> hết ý tưởng 🙂

– CHÚ Ý: TRONG BÁO CÁO MẪU CHỈ TRÌNH BÀY CÁCH VIẾT KẾT QUẢ CHO CHUẨN CÒN CÁC BẠN PHẢI HOÀN THÀNH NỐT HAI CÔNG VIỆC LÀ:

1. THIẾT LẬP CÔNG THỨC TÍNH SAI SỐ:

2. CHÉM GIÓ 🙂

P/S: CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GỬI SỐ LIỆU CHO TÔI TRONG THỜI GIAN VỪA RỒI. NẾU CÁC BẠN PHÁT HIỆN CÓ SAI SÓT HOẶC CÓ NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯA ĐƯỢC RÕ RÀNG TRONG BÁO CÁO MẪU THÌ HÃY LIÊN HỆ VỚI TÔI QUA COMMENT HOẶC GỬI VỀ ĐỊA CHỈ MAIL: ductt111@gmail.com. TÔI SẼ TRẢ LỜI CÁC BẠN TRONG THỜI GIAN SỚM NHẤT CÓ THỂ (1 PHÚT ĐÔI KHI 1 TUẦN 🙂 )

P/S: TRONG THỜI GIAN VỪA RỒI ĐÃ CÓ RẤT NHIỀU BẠN PHẢN ÁNH NHỮNG SAI SÓT TRONG CÁC BÁO CÁO MẪU. TÔI XIN GỬI LỜI CẢM ƠN TỚI CÁC BẠN. HI VỌNG CÁC BẠN SẼ TIẾP TỤC PHÁT HIỆN NHỮNG SAI SÓT CÒN TỒN TẠI ĐỂ TÔI KỊP THỜI CHỈNH SỬA CHO CÁC BẠN. HÃY NHỚ LÀ ĐỪNG NGẠI HỎI VÌ SỢ THẦY XẤU HỔ. CÁI GÌ SAI SÓT CÁC BẠN CỨ COMMENT TRỰC TIẾP TRÊN BLOG ĐỂ MỌI NGƯỜI BIẾT (YÊN TÂM LÀ KHÔNG SỢ BỊ KIỂM DUYỆT ĐÂU VÌ TÔI RẤT TÔN TRỌNG CÁC COMMENT CỦA CÁC BẠN -> CÁC BẠN CỨ POST THOẢI MÁI VÀ TẸT GA ĐI ^^). PHƯƠNG CHÂM CỦA TÔI LÀ CÁI GÌ SAI LÀ PHẢI THỪA NHẬN VÀ SỬA, KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC CHE ĐẬY SAI SÓT. TÔI CŨNG CHỈ LÀ CON NGƯỜI NÊN KIỂU GÌ CŨNG SẼ PHẢI CÓ LÚC MẮC SAI SÓT.  MỘT LẦN NỮA XIN GỬI LỜI CẢM ƠN TỚI CÁC BẠN. CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT! ^.^

TÔI SẼ LUÔN LUÔN UPDATE VÀ CHỈNH SỬA CÁC BÁO CÁO MẪU, CÁC BÀI HƯỚNG DẪN ĐỂ GIẢM THIỂU TỐI ĐA NHỮNG SAI SÓT BÊN TRONG ĐÓ. DO ĐÓ CÁC BẠN NÊN THEO DÕI NỘI DUNG UPDATE ĐỂ DOWNLOAD NHỮNG BÀI ĐÃ ĐƯỢC CHỈNH SỬA. 

UPDATED:

UPDATED: 15H28 25/09/2011: Hướng dẫn thí nghiệm bài 5.

UPDATED: 21H19 25/09/2011: Hướng dẫn thí nghiệm bài 3.

UPDATED: 02H12 28/09/2011: Hướng dẫn thí nghiệm bài 6.

UPDATED: 02H48 30/09/2011: Báo cáo mẫu bài số 2.

UPDATED: 01H45 01/10/2011: Báo cáo mẫu bài số 4.

UPDATED: 04H35 01/10/2011: Báo cáo mẫu bài số 5.

UPDATED: 06H57 01/10/2011: Báo cáo mẫu bài số 6.

UPDATED: 20H24 01/10/2011: Báo cáo mẫu bài số 1.

UPDATED: 21H13 01/10/2011: Sửa lại báo cáo mẫu 1 cho chuẩn.

UPDATED: 00H11 01/10/2011: Tiếp tục sửa lỗi báo cáo 1. 🙂

UPDATED: 04H10 02/10/2011: Chỉnh sửa các báo cáo mẫu cho chuẩn hơn (bình thường đã chuẩn nay lại còn chuẩn hơn :))

UPDATED: 17H48 02/10/2011: Báo cáo mẫu bài số 3.

UPDATED: 22H00 02/10/2011: Sửa lại công thức tính thể tích bi thép bài 1.

UPDATED: 01H05 04/10/2011: Sửa lại sai sót trong bài báo cáo mẫu số 2.

UPDATED: 23H42 04/10/2011: Sửa lại sai sót về sai số dụng cụ trong bài báo cáo mẫu số 2 (2mm chứ không phải 1mm) -> lý do là thầy nhầm nhọt sang trồng trọt ^^.

UPDATED: 23H24 05/10/2011: Thay số liệu chuẩn hơn và sửa lại sai số dụng cụ khi đo chu kỳ T

UPDATED: 04H26 07/10/2011: Sửa lại sai số dụng cụ trong bài báo cáo mẫu số 4 cho chính xác.

UPDATED: 00H16 08/10/2011: Bổ sung ô sai số cho đồ thị bài báo cáo mẫu số 3.

UPDATED: 22H00 09/10/2011: Bổ sung thêm cách viết kết quả của bài 2 và bài 4 –> tăng thêm sự lựa chọn cho các bạn 🙂

UPDATED: 22H32 16/10/2011: Sửa lại công thức sai số bài 5 (trong sách hướng dẫn ghi thiếu mất số 2 nên các bạn sẽ không bao giờ thiết lập được công thức y hệt sách đâu)

UPDATED: 00H57 24/10/2011: Sửa lại công thức sai số trong BCM 2 (thiếu đại lượng delta m/m), thêm chú thích cho BCM 3 và BCM 5.

UPDATED: 19H03 27/10/2011: Hoàn thiện bài báo cáo mẫu số 5 (đây là bài rất nhiều các bạn thắc mắc và cũng có rất nhiều vấn đề liên quan).

UPDATED: 14H07 31/10/2011: Chỉnh sửa lại sai số tuyệt đối trong phần tính thể tích (từ 1 chữ số có nghĩa thành 2 chữ số có nghĩa).

UPDATED: 23H27 13/11/2011:  Hướng dẫn thí nghiệm bài 2

UPDATED: 00H53 16/11/2011:  Chỉnh sửa báo cáo mẫu 2, 5, bổ sung chú ý cho hướng dẫn thí nghiệm bài 5.

UPDATED: 05H07 19/11/2011: Tổng động viên chỉnh sửa lại toàn bộ 6 bài báo cáo mẫu cho chuẩn.

CHUYÊN MỤC GIẢI ĐÁP NÓNG:

– Giải đáp cho bạn hienbk99:  Sai số của g trong bài 5 xác định thế nào? Sai số của gia tốc trọng trường

  1. Thầy vất vả quá! Thầy vẫn chu đáo và nhiệt tình như ngày nào 😀

    • Hì hì. Thôi chịu khó một chút chứ nhìn sinh viên vật vã với mấy bài thí nghiệm nghĩ cũng tội 🙂

      • Em học bên Thủy lợi, mấy nay đang lang thang trên mạng tìm tài liệu để chuẩn bị cho TNVL1 (vì cũng khổ sở với nó nhiều rồi hi). Thật may vì gặp được thầy. Em dành 2 buổi tối để đọc hết các bài thầy hướng dẫn và các comment. Thầy là người vô cùng tuyệt vời và hết sức tận tụy với sinh viên (thậm chí rất teen và đáng iu nữa). Thật đáng quý trọng!
        Em chúc thầy luôn thành công trong cuộc sống và luôn hạnh phúc trong gia đình. Mãi tận tụy và hết mình với sinh viên.
        Cảm ơn thầy rất nhiều

      • Hì. Cám ơn em nhiều. Thầy cũng đã từng là trải qua thời kì sinh viên như các em. Nhưng hồi đó không có ai hướng dẫn nên rất khó khăn trong khi học tập. Do đó, có tí chút kinh nghiệm và kiến thức ít ỏi muốn để lại cho các em. Hơn nữa, trao đổi với sinh viên cũng giúp thầy nâng cao thêm hiểu biết (updated thêm nhiều từ vựng mới của teen) —> đơn giản là hợp tác đôi bên cùng có lợi :). Cho dù em có học bất kỳ trường nào thì nếu có câu hỏi liên quan tới vật lý thì thầy vẫn sẽ trả lời hết. Chúc em học tốt. :). Thầy không biết bên Thủy lợi có làm các bài này không? Nếu có bài nào mới thì em có thể chụp ảnh báo cáo và tài liệu hướng dẫn để thầy soạn báo cáo mẫu cho. ^^

      • Minh
        Em biết thầy sẽ luôn cập nhật để reply mà. Hihi.
        Vâng! trường em cũng học 2 môn VL1, VL2 cùng với 2 môn TNVL nữa thầy àh. Có người đạt tới kỉ lục thi 10 lần mới qua môn VL1,2 và 7 lần thì qua môn TNVL, với hình thức thi là viết chứ không được trắc nghiệm như trường mình thầy ạ. Em học K50_C thầy àh, môn TN bọn em học từ năm nhất bây giờ năm 4 rồi mới biết điểm (các thầy cô phải Xử lý số liệu theo kiểu trường kì và tỉ mỉ) và biết chắc là trượt (do đêm trước thi đóng cửa ngủ muộn thức Luyện chưởng kĩ quá hee) Hum sau dậy muộn nên không được thi.Ngày mai em thi rồi cũng lo lắm thầy àh, nhưng em đọc các bài thầy gửi rùi: “Cực dễ hiểu và chuẩn” nên tự tin lắm. Tuy cũng hơi bùn mà bùn tí xiu thui. Tại có 3 bài: Bài 2: Xác định momen quán tính của bánh xe và lực ma sát của ổ trục (thầy đang soan); Bài Khảo sát hiện tượng dãn nở vì nhiệt_ Đo hệ số nở dài của các vật rắn (không có trong chương trình của BK); Khảo sát va chạm của vật rắn_Định luật bảo toàn động lượng (cũng không có luôn). Nên ôn luyện cũng vất vả lắm. Nếu thầy có thì thầy gửi cho em nhe (hướng dẫn hay BCM) đều được thầy àh. Vì các thầy trong trường không cho dùng photo mẫu mà phải viết tay thầy ah (phải theo sự chỉ đạo của Đảng nếu không đừng trách đa đa).
        Ah thầy có lời khuyên gì đó cho em trong buổi chiều mai không. Chiều mai em thi rùi, tài liệu hay lời khuyên quý giá thì bố thí cho em nhe. Em sẽ nhớ thầy lắm đó (mết lun). Thực ra, ngay gần nhà em (ở quê) cũng là thầy dạy vật lý và hướng dẫn TN trong Thủy lợi luôn mà khó lắm thầy àh (alo: em chào thầy àh! alo ai đó. Dạ em minh đây ạ. Minh nào nhỉ. Dạ…….aaaaaa à gì đó em. Dạ ….Cái gì cơ. tôi chẳng nghe thấy gì cả???? Gì…? Cái gì? Tôi vẫn chẳng nghe thấy gì cả? Sao tôi không lại nghe thấy gì cả……BỤP.HUUUUUUUUUUU) Vậy đó thầy àh. Bùn muốn khóc quá, mà nước mũi cứ chảy. Gía mà biết trước đã có Thầy Thiên Đức thì không phải khổ vậy đũng không thầy. Nhiều lắm, Rất nhiều thầy àh nhất là các môn chuyên nghành thì chỉ có lên thớt huuuuuuuuu. Thôi em không nói nhiều chuyện này nữa kẻo thầy lại hiểu nhầm lòng tốt hii.
        Thày nhớ reply nhanh nhe. Em chờ đó.
        Chúc thầy một buổi tối vui vẻ!!! Thân ái

      • Hi e. Mấy bài thí nghiệm của em thì trong kho của thầy chắc cũng có. Để chiều đi làm về rồi tìm xem sao. Nếu còn thì thầy sẽ up lên trên blog luôn. Nhưng chắc sẽ chỉ có bài hướng dẫn thôi em à. Chứ báo cáo mẫu thì thầy không có vì không có nguồn cung cấp số liệu. Nếu em có số liệu hoặc form báo cáo thì có thể gửi thẳng vào mail của thầy (ductt111@gmail.com). Nếu em thi thí nghiệm vật lý thì chỉ cần nắm mục đích, tóm tắt vài ý của cơ sở lý thuyết, công thức cuối cùng, một chút về sai số. Thầy nghĩ chắc thế là đủ (nhưng chém gió và làm là hai cái rất khác nhau). Thầy hi vọng em có đủ quyết tâm để làm. Và nói chung tâm lý cứ thoải mái đi em. Cứ làm hết sức của mình còn nếu không qua thì cũng chẳng việc gì mà phải buồn vì ta đã cố gắng hết sức rồi –> Về nhà refresh lại mọi thứ và bắt đầu lại (lo gì vì bây giờ đã có bí kíp rồi). Gía mà biết trước đã có Thầy Thiên Đức thì không phải khổ vậy đũng không thầy -> thầy không dám nhận câu này đâu. Trước đây thầy vẫn qui ẩn giang hổ, không màng chuyện thế sự em có biết thì cũng chưa chắc giúp được đâu. ^^. Chúc em thi tốt. Có kết quả thì báo cho thầy để thầy
        nhân vui (cho thêm vui) hoặc chia buồn (cho bớt buồn). 🙂

      • Minh
        Vâng thầy nhớ tìm lại và gửi lên cho em nhe, Mai em làm TN rồi đó. Có thể vào mail cũng được thầy ah. MinhNX80@wru.vn.
        Em cám ơn thầy nhìu nhìu

      • Thưa thầy, có lẽ để thầy chờ rùi. Lịch thi được thay đổi phút cuối thầy àh. Vất vả cả ngày làm TN cuối cùng thì lịch hoãn lại tới chiều thứ 2. Hum qua cả ngày làm tới tối về lại phải ôn chuyên nghành, tới sáng nay thi chuyên nghành nên bây giờ mới pm cho thầy được.
        Hai bài thí nghiệm làm: Nghiệm lại định luật bảo toàn động lượng ( với 2 trường hợp là: va chạm đàn hồi trên đệm không khí; va chạm mềm trên đệm không khí. Và: khảo sát hiện tượng giãn nở vì nhiệt của vật rắn_đo hệ số giãn nở dài của vật rắn Đồng, Thép)
        Tối em gửi số liệu cho thầy. Thầy soạn và kiểm tra dùm em nhe. Vì có bài em thấy sai số lớn quá. Ah thí nghiệm Bài 2: Xác định momen quán tính của bánh xe và lực ma sát của ổ trục (Có thể thầy chưa chú ý tới đơn vị nên kết quả Fms lớn quá. Vì nhìn kết quả em không nghĩ nó lớn thế. Bọn em tính thì nó rất nhỏ theo đơn vị N cung chiều cao h1) Cụ thể em sẽ gửi cho thầy. Bây giờ em viết báo cáo đã.
        Chúc thầy buổi chiều vui vẻ (*_*)

      • Thầy ơi cho e hỏi: hôm nay em đăng ký bù 2 bài, trong đó có 1 bài làm rồi, liệu mai em lên xin đổi qua bài khác có được ko thầy ? Em chỉ lo cô vào danh sách rồi ???!

      • thưa thầy. em học nghành hóa nhưng cũng đụng chạm tới thưc hanh vật lí thầy ạ.
        được biết thầy rất nhiệt tình với các bạn sinh viên.hihihi.em mạo muội hỏi thầy về bâì thựtc hành của bọn em….(thực lòng em cung hiểu đôi phần nhưng k rõ, hỏi thầy tụi em thì thầy bảo về đọc thêm sách, nên em cầu cứu thầy thui.)
        trong cuốn
        trong cuón thực hành của tụi em có bài: làm quen với kính hiển vi.đo kich thước của vật nhỏ bằng kính hiển vi.
        có công thức:d=Da/k.với Da là trung bình của nhiều lần đo= kích thước của vật thực nghiệm(tụi em đo sợi tóc thầy ạ)
        nhưng trong bài báo cáo thì yêu cầu là denta d=denta Da/k.(k là hệ số phóng đại)
        em không hiểu sao tính được denta d đấy.vì tụi em chỉ làm với 2 độ phóng đại la 10 va 20.mong thầy giúp sức…verry thanks.

  2. thansk thay nhieu nha! thay nhiet tinh qua
    khong co thay chac em chet mat
    sinh vien moi vao truong van kon long ngong lam thay a
    mong thay tiep tuc nhiet tinh de giup do sv chung em
    cam on thay rat nhieu

  3. ah thay oi em lam fjen thay chut thay co the sua may doan clip huong dan thi ngiem o tren cho no co fjen dich tjeng vjet o duoi dc khong a
    em cam on thay truoc
    hihi sinh vien moi thay a!

    • Hichic. Ở bên này làm gì có máy quay phim. Chắc chỉ có chụp ảnh rùi post lên. Để mai thầy lên lab kiếm mấy cái dụng cụ để minh họa vậy 🙂

      • Thầy ơi!e chuẩn bị làm thí nghiệm bài 4:con lắc vật lý nhưng bảng số liệu với các thông số cần phải đo khác lắm ạ.em gứi cho Thầy,Thầy giúp e nha.cảm ơn Thầy

    • Chứng tỏ chưa đọc kỹ hướng dẫn rồi ->đừng cố đoán xem họ nói gì. Nhìn hình ảnh là biết rồi em à.

      • E hiện là sv năm 1 học vl1
        E luot qa k thay co bai cua e kb thay co the chỉ giáo cho e đc k a?
        B3 nghiem lai dinh luat bao toan dong luong tren dem khong khi
        B4 khao sat mach cong huong rlc

  4. vang thay a> mai thya post may cai anh thao tac nha thay. hnay em moi down may taj ljeu cua thay ve. chieu nay em moi in.
    cam on thay nhieu vi may clip thay up len bo ich wa. em vua moi xem luk nay xong. do lo hon roi thay a. thay co bao cao tn bai so 1 mau chua a thay? thay up cho em tham khao vs
    hihi

    • Da lau rui thay ko huong dan vl1 nen ko nho so lieu nhu the nao. Thay dang cho moi nguoi gui so lieu do dac bai dau tien ve rui moi tien hanh soan bao cao mau

  5. thay oi em bi fan vao nhom 4 tuan dau tien dj thi nghjem em fai lam bai tn so 4 a thay.?
    nhung bai do kien thuc em chua duoc hoc

    • Oh, mình cũng nhóm 4 nhưng mà tuần 13 mới đi làm TN. Bạn làm trước có gì cần chú ý thì nói cho mình với nha. Thank ! 🙂
      p/s: Chưa học ở trên lớp thì chắc phải học trước ở nhà thì phải ??

  6. Nhóm 4 thì làm bài 4 đầu tiên. Các em sẽ chỉ phải làm có 5 bài. Ai làm nhớm 4 sẽ không phải làm bài 3. Các nhớm khác cũng tương tự. Còn kiến thức chưa học nhưng vẫn phải làm –> thế nó mới hay :). Nói đùa vậy thôi, các em nên đọc trước ở nhà. Dù cho là kiến thức chưa học nhưng tự học vẫn có thể làm được (mà kể cả học rồi thì cũng khoảng 99% là không hiểu đâu 🙂 nên có học hay chưa học cũng như nhau)

  7. thưa thầy bài thí nghiệm của em thuộc bài 6 em đã đọc qua nhưng không hiểu thầy có thể post dùm em kinh nghiệm giống như bài trên được không ạ? cám ơn thầy vì đã vất vả soạn thảo. kính thầy

    • Thứ mấy em mới phải làm bài đấy. Nếu tuần sau em mới làm thì để thứ bảy hoặc chủ nhật được không e?. Các ngày trong tuần thầy phải đi làm nên ít thời gian để soạn. Còn nếu em cần gấp thì để tối về thầy soạn cũng được. 🙂

    • Ôi.. i ,,ôi thờ ,,ôi,, thôi rồi.. mình cũng làm bài 6 nghe mấy anh chị khóa trên bảo bài 6 là bài khó nhất. Thưa thầy có đúng không ạ? thứ 4 28 tháng 9 em phải làm thí nghiệm bài này rùi. nếu thầy có thể post lên dùm em bài 6 em xin hậu tạ… hi hi

      • Khó gì. Có mỗi việc “Bóp” cho thật khỏe là ok. Bài này giành cho những bạn có “Golden Hands” :). Mà cái khoản “hậu tạ” có nghĩa nà gì ý nhỉ? Thầy không hiểu cái đấy nắm 🙂

  8. Nếu như tối thầy soạn được thì em rất cảm ơn ạ! mai em cũng phải làm bài đó. mà bình thường lúc thầy trống tiết thì thầy ngồi ở phòng nào ạ? em đi học làm bài tập có khá nhiều thắc mắc về môn vlđc 1. ngày học cấp 3 học công thức toàn là tính nhẩm và không phải trình bày lên đại học thì thi tự luận và toàn học những phần nâng cao nên em cũng gặp khá nhiều khó khăn. em rất muốn được tham khảo ý kiến của thầy!

    • Được rồi sẽ cố gắng. Thầy ngồi ở phòng bên Thụy Điển. Nếu cần trao đổi trực tiếp thì em làm một chuyến sang đây, thầy trò chém gió cả ngày :). Trên đại học thi lý là 50% tự luận 50% trắc nghiệm nên em vẫn phải học công thức đó.

      • Ôi thầy đi du học rồi ạ?thế mà em cứ tưởng thầy vẫn đang giảng dạy tại bách khoa.hì.Hôm nay thầy bận thì thầy cũng không cần post bài 6 lên cũng được.Em ngồi đọc đề cương không hiểu(vì đấy là chương nhiệt học mà em đã được học đâu)nhưng cũng cố gắng nhớ vài công thức.mai đi tn vậy. chỉ ngại thầy cô hỏi nhiều thì khéo em không được thí nghiệm. hIx

      • Không vấn đề gì đâu. Ngồi soạn chắc mất tầm 1 tiếng thôi. Mai em cứ lên sớm mà check.

  9. Tra loi:
    ok co j lam an tn minh post len cho. nhung tuan nay cau lam bai nao day? pm nhung nguoi cung lop lam cac bai khac roi thi tham gia di. cung post bai de kung giup do nhau hok tot. thay Duc cung khuyen khich vay ma> ngay kia munh di tn roi. ko bjet la co dat ko day.

  10. Thay co de thi giua ky, cuoi ki, thi laj cua VLDC I thi post cho em voi. Em tim mai ma chang thay dau co ca?

    • Mấy thể loại này em tìm ở hàng photo trường mình thì nhiều vô kể. :). Hàng độc thế này thầy không kịp mang theo. Mang qua sân bay nó phát hiện toàn phao với đề thi thì thầy hi sinh :).

  11. Cảm ơn thầy đã post bài 6 lên cho chúng em>good morning

  12. thay a em lam thi nghiem bai so4 roi thay! lay so lieu roi thay a nhung em chua su ly bao jo thi thay gjup em bai nay voi> thay cho em cai email de em gui so lieu vs a

  13. e chào thầy ạ. cảm ơn thầy vì đã post bài hướng dẫn chúng e. ko có thầy chắc die mất 😀 e mới làm thí nghiệm bài số 5. Tn cũng ko có gì khó nhưng phần xử lý số liệu + báo cáo e chưa làm bao h nên chưa hình dung ra cách làm ,cách trình bày như thế nào (phần dưới mẫu báo cáo ghi là sv phải tự thiết lập các công thưc tính sai số tương đối ra mặt sau bản báo cáo – cái này e chưa hình dung ra lắm) T-T e có thể gửi số liệu về mail của thầy đc ko ạ? THầy giúp e với. huhu. thứ 2 phải nộp rồi T-T

  14. clip ở đâu đấy ạ

    • thầy có clip thí nghiệm 4 không thầy

      • Clip thí nghiệm 4 hiện giờ thầy chưa quay vì hàng họ để hết ở nhà nên không có đạo cụ. Dạo này đang bận đóng phim bom tấn nên chưa có thời gian làm clip 🙂

  15. thưa thầy đã có báo cáo mẫu 4 chưa ạ

    • sap co em a. Mai cuoi tuan moi ranh de ngoi soan. 🙂

      • thay oi. em lam thi nghiem 5 ma co hoi: lay gia toc g bang bao nhieu?? va tai sao lai lay nhu the”. thay dup em voi. e nghi la trong phog tn thi lay 9.8. nhug chag biet tai sao ?? laj nhu vay. thay dup e voi. thanky thay

      • Em bảo em tra trên wiki thì giá trị g tại hà nội là 9.79 (hoặc 9.81). Còn nếu cô hỏi tiếp là sai số tuyệt đối bằng bao nhiêu thì em trả lời là em lấy 0.01 nhưng thực ra không thể xác định chính xác sai số tuyệt đối vì hằng số g phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cô lại hỏi xoáy thêm thế sao lại 0.01 mà không phải giá trị khác –> quá đơn giản, em chọn thế là để sai số tương đối của g nhỏ hơn 1/10 sai số tương đối của đại lượng cần đo. 100% cô giáo em sẽ potay.com. Nhưng nói thật cái giá trị g này hiện các thầy cô vẫn còn đang tranh cãi vì không biết phải xác định giá trị tuyệt đối của nó bằng bao nhiêu. Em có thể tham khảo thêm BCM để xem cách xử lý giá trị g này.

  16. em thưa thầy ,trước khi đi làm thí nghiệm ,sinh viên phải chuẩn bị một bản nội dung báo cáo,bản này phải viết tay ra giấy thường hay gì ạ ,và nội dung có phải chép hết trong lí thuyết ra không hay chỉ tương đối ,cái gì là quan trọng ,mong thầy giúp em với ,em năm đầu nên ko biết gì cả 😦

  17. Bài chuẩn bị phải có :cơ sỏ lí thuyết,mục đích thí nghiệm ,tóm tắt trình tự thí nghiệm và kẻ bảng số liệu (cái bảng này có phải là mấy cái bảng trong tờ báo cáo in sẵncó dấu đỏ của trường đúng không ạ,có bao nhiêu bảng thì kẻ hết ạ 😦 ) ngoài bảng ra em có phải viết phần xủ lí số liệu như trong đó ra không 😦 ,mong thầy giúp em

    • Bảng số liệu in trong báo cao. Nói chung em chuẩn bị tóm tắt thôi. Không cần chép y nguyên đâu.
      – Cơ sở
      – Mục đích
      – Trình tự
      – Bảng số liệu
      Thế là ok

  18. toank56!
    cau ko can xem clip quay tn4 dau!
    to vua lam tuan nay xong!
    chuan bi tot ly thuyet ak!vao thay hoi tra loi duoc la ok!
    lam thi nghiem thi de lam chi can mot nguoi chinh cai may chinh tan so mot nguoi quan sat va doc so lieu thoi

  19. Ly thuyet thi chung ta chi can chep vai cai co so ly thuyet
    va may cong thuc nguoi ta cho thoi
    va ban ke them may cai bang trong bao cao vao la ok1
    quan trong ly thuyet ban fai tra loi tot co! thuong thi thay se hoi hnay ban se lam nhung gi thoi! fai lam gi thi thay Đuc giup roi con dau. doc vai lan ky thi se nho thoi.Hihi

  20. huhu đến t2 em mới tn bài 5 cơ ạ, liệu có còn chỗ cho em ko đây
    cảm ơn thầy nhiều 😡

  21. e vừa làm bài 6 xong. Lần đầu hỏi thầy hướng dẫn thầy bảo số liệu linh tinh. Đo lại vẫn na ná thế, cho bạn khác đem báo cáo ra (vẫn cái lúc nãy) thì thầy bảo…….tạm đc @@. Số liệu của e có vẻ ko chuẩn lắm. Ra 1.3014. Thầy có cần số liệu này ko ạ

  22. thay oi! em gui cho thay so lieu bai 4 roi ma thay thay xem roi su ly nhanh dum em di thay!em cam on thay

  23. hi.mai thay ngi lam giup em nha!em cam on thay! thay nhiet tinh wa

  24. Thầy ơi cho em hỏi, em làm bài số 1, chỗ xử lí số liệu ấy ạ:
    ∆D= (∆D)dc+ ∆D(ngang)= 0,02 + 0,0128=0,0328
    thì để kết quả như thế đúng không ạ? hay phải làm tròn số? Em lỡ ghi kết quả như thế kia vào tờ thí nghiệm rồi thì sửa thế nào ạ :((

    • Em làm tròn thành 0.033 nhé. Nếu để 0.0328 (3 chữ số có nghĩa) thì 99% là em được cầm bài về nhà :). Em cứ lấy bút xóa mà xóa đi rồi sửa.

    • Mà em có số liệu bài 1 sao không gửi cho thầy –> định dấu xử lý một mình à 🙂 –> ăn mảnh quá :), không chia sẻ cho thầy và các bạn.

      • Cám ơn thầy nhé, em sẽ gửi vào mail cho thầy ^^
        nhưng mà thầy ơi, cứ ghi là 0,02+0,0128= 0,033 cũng đúng ạ 😀

  25. thay van nhiet tinh nhu vay ma hihi thay giup chung em nha

    • Thầy chỉ hỗ trợ ở ngoài ném đá thôi. Còn các em phải tự tay quăng bom chứ :). Thầy già rồi chẳng nhẽ bắt thầy đi quăng bom.

  26. thay oi! cai bao cao mau 4 y thay1 cai ong cong huong no co do chia nho nhat la 1 mm ma thay1 thi lam sao mjnh tinh cai denta d ngag tsao lai van de duoc 350,2 a thay

    • Độ chia nhỏ nhất chỉ ảnh hưởng tới giá trị em đọc được chứ không quyết định đến giá trị trung bình –> Khi em tính trung bình thì nếu không chia hết thì kiểu gì chẳng xuất hiện dấu phẩy. Còn lấy bao nhiêu dấu phẩy thì mình phải cân đối với sai số tuyệt đối.

  27. ma cai XXX trong may bao cao no thuc chat la j a thay
    hihi thay chu thik cu the chut di thay

  28. em thưa thầy ,em đã xem qua báo cáo mẫu số 4 nhưng lệch khá nhiều ,ở cái bảng 2 ý ạ ,các số của em lẻ có phẩy chứ không được chẵn như thế (các mode ấy ) ví dụ mode cơ bản của em là 165,4 cơ 😦 ( lẻ có sao không ạ ) :(( ,em gửi số liệu của em cho thầy ,thầy xem giúp em với

    • Không vấn đề gì. Tùy từng phòng mà giáo viên hướng dẫn có thể bắt em lấy số liệu có dấu phẩy hoặc không. Nhưng mà chẳng ảnh hưởng gì đâu vì nó không dùng để tính toán xử lý số liệu -> đo để biết và đốt time thôi (nhìn hoành tráng hơn một chút)

  29. thya oi cai xxx do co fai la minh thay so vao tinh ah thay hay la tn thay! thay giai thick cu the di thay! em sem toi cho co xxx thi thay ko hieu thay a!

  30. thay oi.e chua biet thiet lap cong thuc tinh sai so tuong doi cua bai thi nghiem 5.thay giup em duoc k a.em thank nhieu a

    • Ăn sẵn thế em? Thầy là cho nốt thì khác nào thầy báo cáo. Em đọc phần hướng dẫn và cố gắng suy nghĩ để làm nhé. Không quá khó đâu.

  31. cái phần thầy bảo là (Công thức trên trong sách hướng dẫn có chút sai sót ở các giá trị d và τ. Hai đại lượng này phải là hai đại lượng trung bình –> tức là có gạch ngang trên đầu ^_^)….
    thế thầy cho e ý kiến với ạ…theo thầy hay theo sách hả thầy

  32. ok ạ.em thanks thầy.hihi.mà bh thầy về nước thế

  33. thầy ơi.em hỏi nốt cái này.ở bài thí nghiệm 5 ý.cái chỗ xử lí số liệu, đenta L chia L.thì đenta L là bn ạ….cả cái đenta g chia G nữa ạ

  34. Delta L chính là 1mm vì khoảng cách giữa hai cảm biến em đo bằng thước vạch 1mm mà. Còn delta g/g thì thầy lấy là 0.01/9.81

  35. Thầy ơi, cái bài báo cáo mẫu 1 ấy ạ, ở bảng 1 : D ( ngang) là 46,9440 chứ thầy ( tại thầy em bảo là Tính D trung bình thì không được làm tròn?)

    Với trong xử lí số liệu D(ngang) của thầy lại khác D trong bảng???
    Ôi, em làm sai tóe loe hết cả rồi :((

    • Chỗ đầu thầy nhầm đấy. D ngang chỗ nào vậy em?

      • Cám ơn em đã phát hiện chỗ sai. Thầy đã sửa lại rồi nhé. Em check lại xem có vấn đề gì nữa không nhé? 🙂

      • Thầy nhầm nghĩa là viết 46,9440 thì đúng ạ 😡 hay vẫn phải viết 46,94
        Chỗ ∆D(ngang) trên bảng thầy ghi là 0,013 nhưng ở dưới còn mỗi 0,01 ấy ạ

  36. Thầy ơi, thế thì thầy phải sửa cả 1 loạt TB chứ, mấy cái sau hình như cũng như thế ạ
    P/s: em yêu thầy 😡

  37. Em chào thầy. Em là sinh viên chương trình tiên tiến k55. Buổi thí nghiệm đầu tiên do không đọc kỹ yêu cầu chuẩn bị bài trước của thấy giáo nên em không được phép vào làm thí nghiệm. Em đang rất lo không biết có bị miễn thi môn vật lý 1 hay không? thầy em có nói là điểm thí nghiệm trọng số 10% không biết em sẽ bị trừ như thế nào ạ? Em cám ơn.

    • Ơ, e tưởng như thế thì phải đăng kí làm bù chứ ạ?

    • Em mà không được làm bài nào thì em phải đăng ký làm bù lại ngay nhé. Bị về một bài là xác suất bảo vệ lớn lắm. Còn làm j có cái quy chế nào là điểm thí nghiệm trọng số 10%. Chỉ có hai trọng số của điểm thí nghiệm:
      0% -> tức là nếu em qua thì em thi viết bao nhiêu điểm thì được bấy nhiêu điểm.
      100% -> tức là tạch thí nghiệm thì điểm thí nghiệm của em chính là điểm thi (tức là 0 điểm)
      🙂 –> do đó 10% là chém gió rồi.

      • Vâng, em cám ơn thầy nhiều. Thầy ơi đăng ký làm bù thí nghiệm thì đăng ký ở đâu ạ? Theo như thầy nói thì chỉ cần đi đủ số buổi thí nghiệm là được miễn bảo vệ thí nghiệm phải không ah?…thật may vì tìm được site của thầy không thì chắc em mất ăn mất ngủ mấy hôm nữa mất. Chúc thấy tối cn vui vẻ bên gia đình.

  38. thầy ơi, bảng mẫu 1, sao D trung bình thầy không làm tròn ( 46,944)còn Delta D trung bình thầy lại làm tròn) từ 0.0128 thành 0,013)
    mâý cái sai số này khó hiều quá @@!

    • Sai số tuyệt đối, sai số tương đối không bao giờ lấy quá 2 chữ số có nghĩa. Nếu em để 0.0128 tức là có 3 chữ số có nghĩa. Do đó, phải làm tròn về 0.013 để còn 2 chữ số có nghĩa.

  39. Thế cái D trung bình và delta D trung bình là khác nhau ạ
    ôi trời, chết vì cái môn thí nghiệm :((

    • D trung bình thì bạn làm tròn đến mấy chữ số đằng sau dấu , cũng được, nhưng mà riêng mấy cái sai số (tuyệt đối và tương đối), chỉ làm tròn tới 2 chữ số có nghĩa thôi (vd D tb = 46,4445, nhưng mà deltaD = 0,012 thôi)

      • Em nói đúng được một nửa. Trong bảng thì D trung bình có thể lấy thoái mái (nhưng kinh nghiệm là lấy hơn giá trị đo 1 dấu , ví dụ giá trị đo là 9.2 thì trung bình có thể lấy đến 9.XX). Nhưng khi viết kết quả mà lại viết D thoải mái là die vì khi đó lấy sau bao nhiêu dấu phẩy sẽ tùy theo sai số tuyệt đối lấy bao số sau dấu phẩy: 9.9343545 +- 0.01 chẳng hạn là sai -> phải sửa thành 9.93 +- 0.01 mới chuẫn 🙂

  40. Cũng tại cái tài liệu trường phát từ ngữ dùng cũng không chuẩn lắm, đâm ra, vấn đề thì dễ, nhưng mà nhiều bạn vẫn khó hiểu là vì thế 🙂 > cố lên các bạn nhé 🙂 > em cảm ơn sự nhiệt tình của thầy Đức rất nhiều 😡

  41. Mà cho em hỏi vấn đề hơi ngoài lề tí, cái đề thi trắc nghiệm vật lí đại cương 1 ấy, bên viện họ lấy từ cuốn nào ra hả thầy, cho em xin tên sách 🙂 > em cảm ơn nhiều, em cũng có mấy đề ở đây nhưng mà hơi ít, đang muốn luyện thêm cho thuần

  42. thưa thầy, ở bài 2 ạ, cái chỗ f ma sát ngang ạ, e nghĩ là kết quả phải là 237,1.10^-3 (N) chứ ạ?? m phải nhân 10^-3 mới ra kg chứ thầy?? thầy xem lại chỗ đấy giúp e với ạ!!! thank thầy trước!!

  43. Cám ơn em. Công thức trong bài thầy lấy từ sách hướng dẫn nên không để ý. Thầy đã kiểm tra lại và sửa lại lỗi đó rồi. Còn kết quả thầy đã kiểm tra lại và thấy đúng là thầy đã bỏ sót giá trị 10^-3. Một lần nữa xin cảm ơn em rất nhiều. 🙂

  44. Cho em hỏi là Bảo vệ thí nghiệm nghĩa là gì ?? Mà có đúng là sv nào hoàn thành tốt kì thí nghiệm thì được xét miễn kiểm tra hả thầy ?

    • Bảo vệ thí nghiệm tức là em phải tự làm lại một trong các bài thí nghiệm của em. Và trong lúc đó giáo viên sẽ hỏi về kiến thức liên quan tới bài thí nghiệm của em. Nếu hoàn thành tốt thì em sẽ được miễn bảo vệ (chứ không phải miễn thi nhé). Qua thí nghiệm chỉ là điều kiện tiên quyết để em được thi thôi.

  45. em hỏi thầy phát nữa: chỗ sai số ti đối trung bình của lực ma sát ổ trục ạ, trong báo cáo công thức của nó là delta h2 ngang, của thầy là delta h2, thế thì như thế nào ạ? lúc tính toán em thay số là delta h2, đến làm TN đã nộp báo cáo, bây h về rồi em vẫn đang đc cầm nó :(( nản vật!!! với cả bị trả bài như thế thì phải làm gì hả thầy???

    • delta h2 ngang là giá trị trung bình của 5 cái delta h2 mà bạn, nếu bạn thay số delta h2 thì không hiểu là bạn thay số nào trong 5 số ?? trong công thức sai số tương đối phải thay giá trị trung bình vào mà

      • trong cái báo cáo mẫu của thầy bị sai tí tẹo ở chỗ đó, delta h2 phải đổi thành delta h2 ngang

      • Chỗ đấy thầy nghĩ là báo cáo của viện gõ nhầm. Vì mục đích của tính delta h2 theo delta h2 trung bình + sai số dụng cụ là để thay vào công thức tính sai số tương đối đó.

    • Thực ra nó là delta h2 thôi em à. Trong báo cáo nhiều chỗ vẫn còn nhầm. Nhưng khi thay thì em phải thay cái giá trị deltah2 tính ở ngay dưới cái bảng số liệu đó. Em bị trả lại bài nào. Nếu bị trả thì sửa lại thôi. Nếu ko biết sai chỗ nào thì chụp ảnh gửi vào mail thầy sẽ tư vấn cho. ductt111@gmail.com

  46. tóm lại là thay cái delta ngang hay là thay cái đã cộng cả sai số dụng cụ hả thầy??

  47. thay oi bai 4 y thay ket qua van toc o tn 4 y thay! no bang 353,9+-2,8 thi khong chuan so voi van toc ly thuyet thi khi nop bao cao co sao khong thay? caj sai lch nay minh giai thich o phan nhan xet nhu the nao a thay? thay tu van giup em voi. mai em faj nop roi a! em cam on thay truoc a!

    • nếu lệch với giá trị lý thuyết em tính độ lệch tương đối ra. Lấy giá trị đo trừ đi giá trị lý thuyết và chia cho giá trị lý thuyết. Còn nếu sai lệch thì cứ nhận xét là có sai lệch so với kết quả lý thuyết. Nguyên nhân là do sai số dụng cụ, sai số do người đọc …

  48. en cam on thay

  49. thưa thầy cho em hỏi. ở bài thí nghiệm số 3 ạ, sai số dụng cụ của phép đo T = 0,01 có phải chia cho 50 ( vì là 50 chu kì ) thành 0,0002 ko ạ ?

  50. thua thay bai thi nghiem so 4 sai so dung cu la 1mm a?sao e thay ho viet la
    sai so dung cu=delta L1+deltaL2

    • Sai so dung cu 1mm la cai sai so co ban. Con sai so dung cu tinh cho tung phep do no khac em a. Vi du neu em chi do chieu dai cua mot vat thi dung la chi la 1mm. Nhung em do hieu do dai giua hai vat thi moi lan do mot vat em da bi dinh mot sai so dung cu va do do neu lay hieu hai do dai thi sai so cua em se la x2 len.

  51. Em thua thay-,bai-4 y’,sai so’dung cu la-bao nhieu a.,trong may’bai-bao’cao’mau cua anh chi khoa’trc dien-la-0,004 nhung cua thay-la-0,001 ,li’do vi sao the a.,con-nua ve phan trinh bay-ho. Con viet nhu bt roi-x 10^-3 ,con thay thi-de dang. So’,vay viet the nao la-dung’,thay-co’the viet ro cai’xxx ra dc ko a.,cai bai 4 nay bon em k biet thiet lap ct tinh’sai so’ntn ,thay-lam mau giup bon em 1 lan dc khong a.,cam on thay nhieu

  52. Sai số dụng cụ để thầy xem lại nhé. Thầy nghĩ là 0.002 chứ không phải 0.001 như trong báo cáo mẫu. Còn 0.004 chắc là đã x2 lên rồi. Đề chiều nay đi làm về thầy sẽ sửa lại. Cám ơn em. Mấy cái XXX thì các em thay số viết được mà, có gì khó đâu nhỉ? Còn thiết lập công thức tính sai số thì chắc phải để cuối tuần thầy được nghỉ thì mới có thể soạn được 🙂

    • em xin trích nguyên các anh chị viết thế này ạ
      đentalamđa1=2.đentalamđad1=2.[(đentad1)dc +đentad1 trung bình)
      =2.[4+1,5].10^-3 =11.10^-3 (m) nếu như này sai số dụng cụ là 0,004 và x2 lên là 0,008 cơ thầy :((

      • Thầy nghĩ có thể có nhầm lẫn. Thang chia độ nhỏ nhất là 1mm -> sai số dụng cụ trong mỗi lần em đọc giá trị sẽ là 1mm. Ở đây em xác định delta d1 có nghĩa là em đọc l1 (dính một sai số dụng cụ) và đọc l2 (dính 1 sai số dụng cụ)->do đó sai số dụng cụ đối với delta d1 phải là 2mm tức là 0.002 m. Trừ khi thang chia độ nhỏ nhất là 2mm thì mới có giá trị 0.004m

      • A thế đúng là 0,001 rồi thầy ạ :D,tại em lo nhiều quá nên cuống hết cả lên không biết đâu là đâu,thầy vất vả quá ,em cám ơn thầy nhiều ạ 😀

  53. thưa thầy, trong báo cáo mẫu của bài 2, thầy có tính nhầm cái chỗ sai số tương đối của t, delta t = 0.001 + 0.0092 ~ 0.002 chứ thầy :), thầy sửa lại nhanh nhé để các bạn khác không thắc mắc 🙂

  54. thưa thầy thầy làm mẫu giúp bọn em thiết lập cái công thức tính sai số bài 4 được không ạ ,riêng cái bài này các anh chị khóa trước không hướng dẫn nên mong thầy giúp với ạ,sáng thứ 7 em nộp rồi ,em biết thầy rất bận nhưng cuối tuần thì không kịp mất :(( ,hay thầy dành chút thời gian hướng dẫn bọn em qua qua cũng được ạ ,em cảm ơn thầy rất nhiều

    • Dễ mà em. Sáng mai lên mà down về nhé.

      • thầy nhiệt tình quá :),vât vả cho thầy rồi ,nhưng thầy ơi ,thầy để nó gần mục BCM bài 4 nhé (cho em và các bạn dễ tìm hì hì )

  55. thẩy cho em hỏi trong báo cáo bài 5 chố tính sai số tương đối hệ số nhớt ý, delta L là cái j` và bằng bao nhiêu thế ạ??? delta g = 0,1 đúng ko ạ?

    • delta L là khoảng cách giữa hai cảm biến -> nó tùy thuộc vào cách em tính khỏang cách. Nếu em dùng thước kẹp đo thì nó là sai số của thước kẹp. Nếu em đọc tọa độ điểm cuối và tọa độ điểm đầu (hình như là cái ống nó có vạch chia 1mm) thì khoảng cách là hiệu hai tọa độ nên sai số sẽ là 2mm. Delta g/g em nên lấy là 0.01/9.81 cho chính xác hơn.

      • +.+ tuần vừa rồi bọn em mới làm đến bài 5, nhưng làm theo thầy thì bị trả lại báo cáo. Cô giáo khoanh tròn chỗ delta g/g= 0.01/9.81 với chỗ delta L/L=0.002/0.25
        e không hiểu sai chỗ nào, thầy giúp e với, thứ 3 bọn e thí nghiệm rồi:(

      • Trước tiên thầy phải xin lỗi em vì làm theo báo cáo mẫu mà bị đánh dấu (mang tiếng thầy nhắc đểu :)). Về hai chỗ khoanh tròn thì khoanh tròn về gia tốc em có thể xem ở mục giải đáp ở trong chủ đề này (phần dưới bài viết) còn về cái còn lại nói thật là thầy không có được số liệu chính xác về giá trị đấy mà delta chỉ là theo tư duy và suy đoán của thầy nên có giá trị 0.002m. Thầy đã nhờ một bạn thí nghiệm trong buổi tới xác nhận lại sai số chính xác của giá trị này. Tuy nhiên nếu em cần gấp để sửa thì theo nguồn tin của CNN (độ tin cậy là 50%) thì delta L là 0.004 m. Ngoài ra em kiểm tra xem giá trị L có đúng chưa vì mỗi phòng giá trị đấy một khác. Một lần nữa xin lỗi em và chúc em sửa xong bài báo cáo này. Nếu vẫn còn lăn tăn thì em cứ tiếp tục gửi comment cho thầy 🙂

  56. thầy ơi em hỏi 1 câu thế này có vẻ hơi ngớ ngẩn nhưng em cứ thấy sờ sợ
    nó là thế này ạ:
    ∆v3=∆nhỏ.v3 trung bình=0,96%.349,7
    nhưng em lại viết
    ∆v3=∆nhỏ.v3 trung bình=349,7.0,96%
    viết đổi vị trí tí thế này không biết các cô khó tính có trả lại bài không thầy

    • Hìhì đảo lại cho yên tâm em à. Đỡ bị bắt bẻ. Thầy thì cho qua chứ cô thì hơi khó. Đàn bà phụ nữ mà, bản tính hay chấp nhặt bắt bẻ chứ không rộng lượng và phong độ như đàn ông chúng mình. 🙂

  57. Thầy ơi trong báo cáo bài 4 có dentad dung cu = denta l1 + denta l2 phải bằng 0,002 chứ ah mà sao trong mẫu thầy lại để là 0,001. Với cả trong mẫu báo cáo bài 4 cái denta lam da 1 thầy ghi là 0,0033(m) thì có bị vi phạm không ạ, mong thầy check lại bài 4, e sợ bị các cô trả lại lắm. E dính ngay phong d3 203 có 2 cô sát thủ chém sv ghê lắm, hôm nào cũng đuổi tầm 20-25sv, hix hix

    • Thầy biết lỗi này từ hôm nay rùi nhưng vẫn ở trên trường nên chưa về nhà sửa được. Mai em lên là có update ngay. Ghi 0.0033 thì vi phạm gì vậy em? Chuẩn rùi không cần chỉnh đâu. Tất nhiên nếu thích thì em đổi thành dạng mũ cũng được nhưng không cần thiết. Xin chia buồn với em là gặp phải bộ đôi “Ngọa hổ tàng long” rồi. Chịu khó làm bài học bài cẩn thận đấy. Kẻo đao thương vô tình khó lòng mà tòan mạng để thi vật lý 🙂

      • chết thật. Hôm trc em cũng ghi denta(dc)=0.001 như của thầy, kết quả là bị trả lại không thương tiếc

      • Hìhì. Sorry em. Thế em sửa lại được chưa? Có thể nói đến bây giờ báo cáo mẫu mới gần như là hoàn chỉnh. Chứ so với version đầu sai sót nhiều quá.

  58. Thầy tuyệt quá 😀

    • –> đề nghị spam thì cố mà lên 4 chữ chứ em. Sinh viên bách khoa mà chém có 3 chữ rồi cười thì đừng hi vọng cưa đổ em nào 🙂

      • Sinh viên bách khoa đẹp trai học giỏi cần gì phải cưa, các e tự chết hết thầy ah, =))))))))))

      • Bốc phét vừa vừa thôi ông ạ. Đẹp trai như thầy chỉ khoảng chưa đầy 0.01%. Còn lại toàn mồm miệng đỡ hình thức thôi. Tóm lại trai bách khoa bây giờ chỉ khỏe thôi chứ đẹp thì còn phải xét 🙂

  59. Thầy ơi cái đồ thị xác định x1 trong bài tn 3 thì trong tờ các anh chị khóa trước có thêm máy cái ô vuông chú thích sai số mà sao trong báo cáo mẫu của thầy lại không có a

    • Ô vuông ô sai số đấy à? Excel nên ngại không vẽ. Vả lại bài này có mỗi 2 điểm vẽ đồ thị thì ô sai số vào cũng hơi buồn cười. Nhưng mà để cho an toàn thì thầy sẽ sửa và bổ sung thêm ô sai số vào. Cám ơn em.

      • Vâng ạ, thầy cố gắng sửa nhanh nhé, e sợ bị các cô chém lắm, lớp e lần trước bị trả lai hết, mà trả lại các cô còn chém cho vài bài, ảo lắm thầy a. T_T

      • Sac. Lam gi ma bi tra lai het the. Noi chung dan kinh te thi khong trach duoc:)

  60. Hôm nọ bên lớp em cũng bị trả lại gần hết, mang tiếng BK2, mỗi nhóm em không bị trả lại :)) > toàn bị gạch phần chứng minh công thức sai số thầy ạ !

    • Tinh hinh dem nay lai phai ngoi soan chung minh sai so roi. Xem ra bao cao mau van chua du? Cong nhan sinh vien nha minh rat hay duoc voi doi Hai Ba Trung. 🙂

      • Em thì không bị trả lại, nhưng mà các bạn em bị trả lại nhiều quá thầy ạ > em thì cũng chẳng muốn vòi gì đâu, em chỉ cần mở mang thêm thôi 🙂

      • Chắc mấy bạn chưa biết blog này. Biết rồi thì xác suất bị trả lại chắc thấp như lãi suất gửi vàng nhà mình 🙂

    • Nhóm mình pro mà cậu =)))
      Cố mà qua nốt 3 cái còn lại

  61. thưa thầy ở thí nghiệm 6,chỗ thầy viết công thức tính sai số tương đối ấy ạ.
    𝐻.Δℎ+ℎ.Δ𝐻 em tính đi tính lại chỗ đấy là dấu trừ chứ thầy.thầy xem lại cho e vs

    • Dấu cộng đấy em ơi. Em có thể xem ví dụ trong bí kíp 1 để biết vì sao mà lại là + chứ không phải là -.

    • lấy trị tuyệt đối các sai số thành phần mà bạn , nên không thể dấu trừ chỗ đó được đâu 🙂 ví dụ như A = B – C thì deltaA = deltaB + deltaC

  62. Em nghĩ thầy nên chỉnh lại nhiệt độ phòng ở bài 4 là 25*C, vì ở VN lúc này đang đầu đông thầy ạ 🙂 > lạnh chết

    • Bây giờ là 23 độ, chăn mỏng quá không ngủ được =))
      Mà c có facebook hay yahoo ko?

      • không bạn ơi, mấy hôm tới trời ấm lên chút, 23 thì hơi thấp :), mà bao nhiêu độ cũng chẳng ảnh hưởng lắm tới kết quả cuối cùng đâu, quan trọng là cách làm, nếu tính như trong bcm của thầy mà lấy 25độ thì cái v ~ 347 m/s (của thầy là 348 :))
        bạn Phó hỏi FB với Y!M của tớ hả ??

      • Ừ, fb vs yahoo của c ấy, tớ là Tuấn Anh nhé =))

      • Bây giờ blog lại thêm chức năng hẹn hò bốn phương nữa hả ? ^^

    • Các em thích để bao nhiêu cũng được mà. Thầy ở bển không biết tình hình gio mứa ở nhà như thế nào nên Gia Cát Dự thôi mà 🙂

  63. Theo em, cái báo cáo mẫu bài 2, chỗ tính momen quán tính I, thầy nên viết gọn lại là (1247 +- 25).10^-6 (kgm^2 ) cho gọn :)), nhìn thế kia dài quá, sợ các bạn yếu tâm lí cứ thế chép lại vào mệt lắm thầy 😀

  64. Tuấn Anh 2.23 à ?? nhóm 1 như mình ??
    YM: angelocredo82
    Facebook: Kenji Minh > add đi, có gì trao đổi

  65. Thưa thầy, em có 1 đóng góp nho nhỏ cho bài TN số 3, phần tìm giá trị x1 bằng đồ thị ấy. Ta có thể dùng công thức phụ thuộc vào 50T1 và 50T2 như sau (chứng mình bằng Thàles)
    x1 = 40.(b-a)/(b+c-a-d), trong đó
    a, b: giá trị 50T1 và 50T2 tại x0
    c, b: giá trị 50T1 và 50T2 tại x0+40
    Cách này nhanh hơn nhiều so với cách vẽ đồ thị rồi mỏi mắt tìm x1 :)) > nếu có gì sai sót thì thầy sửa giúp em 🙂

    • chỗ trên e đánh nhầm chút, c và d, là T1 và T2 tại x0+40 không phải c, b

      • Cách của em cũng không có vấn đề gì. Nói chung trong một phạm vi nào đó thì nó cũng khá cool. Nhưng cách này soạn ra là chủ yếu để các em nắm sơ qua về cách vẽ đồ thị. Vả lại bài này nó chỉ có 2 điểm nên em rất dễ xác định phương trình những đường thẳng. Gặp những bài mà có 3,4 điểm nó thường không nằm trên đường thẳng thì việc xác định phương trình đường thẳng này nó không khả thi lắm. Trong thực tế thì toàn gặp những bài như thế nên cách của em có thể rất khó áp dụng khi đó. Tóm lại là theo quan điểm của thầy thì hai cách đều được. Nhưng quan điểm của giáo viên hướng dẫn là đứa nào làm cách 2 –> trảm 🙂

  66. Em chào thầy .Em đang làm báo cáo thực hành và ko hiểu phải thiết lập công thức sai số ra sao ở bài số 1.T.T.Thầy có thế giúp em làm mẫu bài 1 được ko ạ.Cảm ơn thầy nhiều ạ=))

  67. Thưa thầy, thầy cho em hỏi: Có khi nào sai số tương đối lên tới 21% ko ạ?

    • Trên lý thuyết thì đôi khi có thể sai số đến vài trăm phần trăm tùy theo mức độ chính xác của dụng cụ đo. 21% cũng không phải là không có. Vấn đề là em có chắc chắn em tính đúng không? Em nên kiểm tra lại một lần cho chắc. Nếu chắc chắn rồi thì bốc phét một chút, cứ nhận xét bảo là kết quả đo sai toét. Còn lý do thì bịa ra nào là do sai số dụng cụ, do hôm nay bước chân trái ra cửa chứ không phải chân phải, do ra ngõ gặp gái v..vv 🙂

      • Vâng ạ. Thầy cho em hỏi là: số liệu đã đc thầy giáo TN thông qua thì khi em xử lý theo số liệu đó thì các thầy đó có bảo sai đc ko ạ? Em cám ơn thầy nhiều. thks

      • Nếu đã được ký thì em cứ xử lý như bình thường. Kể cả có ra sai khác nhiều so với lý thuyết. Khi đó em có thể biện luận hoặc nhận xét những khả năng khiến cho sai số lớn như vậy.

  68. thay oi e dowd ve ma ko thay gj la sao ha thay

  69. dạo này này giáo HOT thật đấy :-s sinh viên cứ bám đầy ra…b-) nhưng rất tiếc e không bám theo thầy đc :-s

    • Haha. Bám vừa vừa thôi. Ai cũng bám theo thầy thì thầy đi làm sao được. Hi vọng các em sẽ sớm trở thành chỗ bám của người khác 🙂

  70. Thay oi,em gui mail cho thay,thay xem ho em su ly the da OK chua? Lieu co dc thay co giu lai lam ky niem,hay tra ve lam giay nhap.

  71. Thầy ơi, cho em cách tính công thức tính sai số tương đối bài 5 với ạ. Em thấy kết quả của thầy với kết quả ở mấy tờ báo cáo năm trc không giống nhau. Mà em làm mãi cũng không ra ạ. cái chỗ d(1+2,4d/D) có phải bằng 2,4(dd/d -dD/D) không hả thầy. Giúp em với, chiều mai em phải nộp bài này rồi ạ. Thanks thầy trc nha. Bạn nào làm dc bài này rồi xin bảo mình với

    • Ùhm. Thầy đang ngồi check lại bài này. Có thể công thức thầy lấy từ hướng dẫn thí nghiệm mấy năm trước có sai sót. Thầy sẽ xem và update trong tối nay.

      • công thức sai số tương đối trong bài 5 của tài liệu in sai 1 chỗ nhỏ bạn ạ (nhưng hậu quả thì tiến ra vô cùng :))), chỗ deltad/d, phần trong ngoặc D + 2.4d đó, phải sửa lại là 2D + 2.4d bạn nhé, mình chưa làm tới bài này nhưng chứng minh hết công thức sai số rồi.

      • Hậu quả lớn nhất của nó là bắt thầy phải ngồi tính lại. Nhìn nó phức tạp quá nên lười tính. Nhưng cuối cùng không thoát khỏi số trời. Vẫn phải ngồi tính lại :). Mà chứng minh hết công thức sai số rồi mà không gửi cho thầy một bản à?

  72. thầy cho em hỏi ở bài thí nghiệm 3,sai số dụng cụ của phép đo T chia cho 50 hay là vẫn để 0.01 ạ

  73. tình hình là, bài số 2, bọn bạn em nó bị hành cho, đoạn viết giá trị momen quán tinh I, viết khai triển hết số đằng sau dấu phẩy ra (dài ngoằng) là bị ăn gạch thầy ạ , mặc dù nó đúng (sai số có 2 chữ số có nghĩa, giá trị TB viết cùng bậc, nói chung viết như trong tài liệu thầy rồi), thế mới điêu chứ :(, họ bắt phải viết .10^-6 thì mới không bị trả :)) > khổ thân các bạn ấy, bị hành hạ vô cớ

    • Trời, vớ vẩn quá vậy. Tùy từng bài mới phải viết dạng mũ. Chứ viết đúng mà cũng bị gạch thì thầy công nhận pó chiếu. Chẳng nhẽ bây giớ 9.1 viết thành 91.10^-1 –> trông hơi bị hài hước :). Nhưng dù sao cũng qua đây để có thể nhận biết được xu thế xử lí sai số ờ nhà. Thầy sẽ ghi thêm dòng chú ý nhấn mạnh vào cách viết thứ 2 cho các bạn sắp làm bài này để mà tránh.

  74. chắc ngụ ý của cô kia là, số dài thế kia, phải viết dạng mũ, không viết, cô nhìn hoa mắt, cô gạch cho:))

  75. thầy ơi ở bài 1 ấy. em chứng minh sai số thể tích V thì thấy công thức ra có ln(pi/4) thì khi lấy vi phân nó phải mất đi chứ ạ. em k hiểu chỗ công thức có cả denta(pi)/pi….thầy giải thích cho e dc k

    • Chỉ có 1/4 là bị mất thôi em à. Pi thì không bị mất vì ở đây em phải xác định sai số của pi. Vấn đề là mọi người thường hiểu pi là hằng số nên vi phân hằng số thì kiểu gì cũng sẽ bằng 0. Pi là hằng số nhưng em không thể xác định được giá trị chính xác hoàn toàn của nó vì đằng sau nó là vô vàn dấu phẩy. Việc em lấy bao nhiêu số sau dấu phẩy sẽ ảnh hưởng tới kết quả của em ví dụ nếu em lấy 3.1 và 3.14 thì kết quả đã khác nhau rồi. Và do đó để làm giảm ảnh hưởng của sai số tương đối của hằng số đến sai số tương đối của giá trị đo người ta mới phải lựa chọn xem nên lấy bao nhiêu số sau dấu phẩy để sai số tương đối của hằng số nhỏ hơn 1/10 giá trị sai số của giá trị đo. Ok chưa em? 🙂

  76. oke thầy ạ….em hiểu rồi. thks thầy đức đẹp zaiiiiiiiiiii^^

  77. Thầy ơi cho em hỏi là cái bài Thí nghiệm số 3 ấy ạ, có cần vẽ ô sai số cho điểm x1 không ạ 😦

  78. thầy ơi bài 5 cái phần denta L tren L thi lấy denta L bằng 0,002 hả thầy

  79. em bị trả lại 1 bài 6…vì cách viết sai dấu phẩy, em có bị bảo vệ k ạ…bảo vệ ở phòng 205 thì làm những gì ạ…chết em rồiiiiiiiiiiii???

    • Làm theo báo cáo mẫu mà vẫn bị sai dấu phẩy hả em. Việc miễn bảo vệ sẽ tùy thuộc vào chất lượng của lớp trong kíp đó. Nếu nhiều bạn bị trả lại 2 bài thì em thoát. Còn nếu bạn nào cũng không bị trả lại thì chắc chắn em sẽ là người ở lại. Nói chung là sẽ có khoảng 30% đến 40% được tham gia bảo vệ còn lại có muốn tham gia cũng không được 🙂

  80. thầy có thể gợi ý cho em phần nhận xét trog bài 5 không ạ

    • Lam sao ma nhan xet dc khi khong co ket qua. Em co the nhan xet xem gia tri nay co phu hop voi thuc te chua? Neu no sai lech thi vi sao lai sai lech? (thuong la sai so). Do nhot cua chat long thi em hoi Mr Guc Go nhe.

  81. Có đúng là phải làm 5 / 6 bài không thầy. Làm tốt không bị trả lại báo cáo thì không phải bảo vệ TN hở thầy 😕 mà sao mãi em không thấy hướng dẫn thí nghiệm bài 2 hở thầy, nhiều bạn đang cần kìa :)) (bài đó em làm rồi)

  82. Uhm, em chỉ phải làm 5 bài trên 6 bài thôi. Dạo này bận quá em à. Thầy cũng phải ngồi làm bài tập để nộp và xuống lab nên vẫn chưa có thời gian. Thầy sẽ cố gắng cuối tuần này ngồi soạn nốt vậy 🙂

    • Thầy rỗi rãi thì soạn sau cũng được mà, đằng nào thì cũng nhiều nhóm làm bài đó rồi, các nhóm làm sau có thể đi hỏi han kinh nghiệm và mánh khóe đế thoát mà thầy 🙂

  83. thầy ơi cho e hỏi.
    bài 5 tại sao sai số đồng hồ đo lại là 0,001 s ạ ?

    • Cái đấy là số liệu cho trước mà em. Số liệu này một bạn gửi cho thầy nên thầy xử lý theo. Tốt nhất là em nên check của các bạn nhóm trước. Thầy nghĩ nếu dùng thiết bị đo tự động thì sai số là 0.001s nhưng nếu các em đo bằng đồng hồ bấm tay thì sai số là 0.01s

      • Cảm ơn thầy ạ. 😀
        Hôm đấy nhóm bọn e làm đồng hồ bấm tay. ko biết mấy nhòm khác các bạn kia thế nào.

  84. cac bai tap huong dan cua thay that la hay.vua hai huoc lai de hieu.hihi.thay oi.neu co huong dan vat li dai cuong 1.thi hay.bon em k56.cung con dang chat vat voi mon vat li dai cuong lam .thay a

    • Hiện giờ thầy cũng đang bị một núi bài tập đè lên người nên ko dám hứa trước được. Sẽ cố gắng 🙂

  85. thưa thầy, thầy cho em hỏi
    1. ở Báo cáo mẫu 3, phần tính gia tốc trọng trường, với với T trung bình bằng 1,68s và L=0.7m thì đáp số sẽ là 9.79 chứ ?
    2. việc lấy g là 9.81 hay 9.8, cũng như pi là 3.14 hay 3.1415 có quy định gì ko à ?

    • Thầy đã check và thấy đáp số em chuẩn. Vì thầy dùng hàm trong excel mà quên chưa làm tròn giá trị T nên sẽ bị vọt lên tý chút. Việc lấy g bằng 9.81 hay 9.8 có quy định em à. Em có thể tham khảo báo cáo mẫu số 1 để xem hướng dẫn chi tiết nhé. 🙂

      • em cảm ơn thầy
        báo cáo bài 3, em tính ra được g = 9.79 + 0.05 m/s^2, khi nộp thì thầy TN đánh dấu vào, hình như là bị thiếu chữ số sau dấu phẩy, em đang ko hiểu 😕
        bài 5 hôm nay em phải đo gần 20 lần vì càng đo thì T nó càng giảm 😦 thầy TN bảo là do t* 😦

      • Em có thể chụp ảnh rùi gửi cho thầy được không. Bài này đa phần các bạn đều làm như báo cáo mẫu và đều đạt em à. Chắc có thể giáo viên của em muốn có 2 chữ số có nghĩa sau dấu ,. Bài 5 lý do là do t* là gì vậy em? Thầy không hiểu chỗ này

  86. Dạ, hôm qua lúc em nộp thì thấy thầy đánh dấu, khi nào trả thì em sẽ xem lại 😀 Còn bài 5 là do thầy bảo nhiệt độ :D.

  87. thầy không cần xin lỗi e đâu:D nhờ thầy mà e qua trót lọt bài 4 mà:D e sửa lại báo cáo rồi, hi vọng thứ 3 thí nghiệm không bị trả lại lần nữa:) nếu bị trả lại 2 lần 1 bài báo cáo thì có sao không hả thầy?

  88. thầy cho e hỏi ạ.Thế ở bài 2 là denta h2 trung bình hay denta h2 hả thầy.Nếu làm đúng như thầy bảo là denta h2 thì có bị trả lại bài ko thầy ^^

  89. thầy cho e hỏi ạ.Thế ở bài 2 là denta h2 trung bình hay denta h2 hả thầy.Nếu làm đúng như thầy bảo là denta h2 thì có bị trả lại bài ko thầy

    • Delta h2 em nhé. Không phải trung bình đâu. Làm đúng như thầy thì khoảng 99% là không bị trả lại. Hiện đã có 99 bạn qua. Còn e thì thầy hi vọng là không rơi vào 1% còn lại 🙂

  90. thầy ơi, báo cáo mẫu bài 6 của thầy có chút vấn đề, chỗ công thức sai số tương đối, (D + 2,4d).deltad/d, phải sửa lại là 2D + 2.4d….., không biết đoạn tính toán đằng sau có bị sai domino không thầy 😦

  91. Cho e góp ý ạ.Ở BC 2 chỗ
    “Sai số tương đối trung bình của momen quán tính: (dài dã man – cái này báo cáo viết thiếu chứ tương đối “.Trong hướng dẫn có cả denta m/m nữa.Với BC 6 chắc bạm nào cho thầy số liệu sai chứ h=l1-l2 chỉ trong khoảng 62-69 thôi .Chứ ra cả đến 5x như kia thì thầy bị cô phòng 203 đuổi ra bắt làm bù là cái chắc =)).E đo ra đến 64 còn bị chê là xoay van nhanh =)).

    • Cám ơn em. Thầy đã kiểm tra và xem lại đúng là thiếu delta m/m. Bài số 6 thì thầy lấy số liệu của một bạn gửi nên không kiểm chứng được. Nếu em có số liệu chuẩn thì có thể gửi cho thầy để thầy sửa lại thành báo cáo mẫu. 🙂

      • Nhóm e bịa số mà thầy.Đo 1 2 kết quả chuẩn r bịa thôi.Tại e phải làm bù B6 ở 2 phòng khác nhau nên kinh nghiêm hơn người ,=))

  92. Cũng vẫn ở chỗ đó trong BC 2 trong sách ghi là ….(+hi/h2 trung bình)*denta h2 trung bình chứ ko phải denta h2 .??????.Sách lại sai ạ?????

    • Mà thầy cho e hỏi luôn bảo vệ thì nghiệm thì phải làm nhứng gì ạ.Tình hình là e làm bù 3 bài rồi nên khả năng bảo vệ chỉ có 100% thôi thầy à =((

  93. Cả BC 5 nữa thầy.Độ chính xác của đòng hồ chỉ là 0.01 s chứ ko thì làm sao đo ra đc 3.69 or 3.70 =>denta t sai ạ =))

  94. thay` oj.em so qua.em bi tra lai 2 bai` thi nghiem ruj`,chac la` bi bao ve roi` thay` nhi.ma` bao ve la` sao a.ci kho ko a? em so qua

    • Lam sao ma bi tra lai lam the em. Lam theo bao cao mau ma van hi sinh ha em?. Hai bai thi xac suat bao ve khong cao lam dau em a, chi khoang 99.99999…999% thoi. Bao ve thi tuc la nhu la khi em lam thi nghiem binh thuong chi co dieu la thuong se ko dc mang huong dan vao va phai tu minh lam mot minh. Don gian y ma e, dug lo.

  95. thầy cho em hỏi L=0.350m thì deltaL là 0.001 ạ

    • Chua chac. Van de la em hoi L cua bai nao. Thuong no se la thang chia nho nhat cua thuoc khi do L.

      • bài 5 thầy ạ,L là giáo viên hướng dẫn cho,nhưng chỉ ghi là L=0.350 (m) nên em không biết delta L lấy thế nào

      • Bài này thầy lấy là 0.001 m. Nhưng số liệu này sợ không chính xác vì mối thiết bị có thể khác nhau. Thầy đang nhờ một bạn hỏi giáo viên hướng dẫn ở nhà là delta L thực sự bằng bao nhiêu. 🙂

  96. thưa thầy trong baì TN2 em làm thì đồng hồ bấm giờ cuả máy hỏng rồi. Nó được thay đồng hồ bấm tay.Em không biêt sai số của đồng hồ sẽ là bao nhiêu nữa?.nhung 1 độ chia nhỏ nhất cuả đồng hồ bâm tay là 0.2s >> sai số 0.01 s của đồng hồ điện tử.mong thầy giải đáp giùm ạ

  97. Thầy tưởng đồng hồ bấm tay nhà mình độ chia nhỏ nhất phải là 0.01s chứ em. Như thế thì mới thu được giá trị là 3.XX chứ.

  98. em thay do lo hon 1 chut rui`.vi` hom nay lam thi nghiem co giao bao la` ca phong deu bj bao ve.hehe.the la` ko dje 1 mjnh` ruj`.hehe

    • Ặc ặc. Thế mà cũng sướng. Chết tập thể hay chết một mình thì cũng vẫn là die. Cố gắng ôn bài cẩn thận để qua đi chứ 🙂

  99. hj`.thj` co nguoj` chet cung~ thj` van~ do tuj ma`
    ^^

  100. em cha bjt on gj` bay h

  101. không thưa thầy ở TN2 em làm thầy cô hướng dẫn đưa cho em đồng hồ bấm tay cơ chứ không phải đồng hồ bấm tay điện tử đâu ạ

  102. thưa thầy khi bảo vê TN vật lý thì có phải đúng thầy cô trông phòng mình trông hay lại xáo trôn linh tinh ạ.

  103. a` ma` sap kjem tra gjua ky` ruj`.lo kinh khung luon thay` a.

  104. thầy ơ bảo vệ thì phải chuẩn bị báo cáo gì không ạ.mai em làm bảo vê rồi

  105. thưa thầy khi đi bảo vệ thí nghiệm thì các thầy cô sẽ hỏi những gì à…phần cơ sở lí thuyến, hay phương pháp thực nghiệm hay tất cả ạ…hix..học hết cái quyển thí nghiệm có mà die thầy có mẹo nào k ạ..chỉ em dc k ạ

    • Chủ yếu hỏi xem em đo cái gì, em sử sụng phương pháp gì để đo, em đo như thế nào, công thức xác định đại lượng này là gì, ngoài ra có thể hỏi thêm về mấy cái lặt vặt trong quá trình lắp mạch như cấp chính xác của vonke, ampe ke, xu ly sai so…

      • MAI em thi thi nghiem roi ma van chua biet hoc gi ah….thay co bi quyet gi khong a

  106. Cho em hỏi là, đồng hồ đo thời gian ở bài 5, nó vẫn phải bấm nút, có ĐCNN là 0.001s (cái hộp màu đỏ bằng sắt đó thầy), vậy có gọi nó là đồng hồ bấm tay không thầy :)). Nếu là đồng hồ bấm tay (như kiểu điện thoại :D) là 0.01, còn đồng hồ đo thời gian bằng sắt kia là 0.001 hở thầy ??? đồng hồ nào cũng đều để đo thời gian, cũng phải bấm tay :D, nên thầy viết thế kia khó hiểu quá 😀

    • Tay tức là cầm được trong tay. Ở đây em có cầm được cả bộ đồng hồ trong tay không? :). Nhưng tóm lại dễ nhớ nhất là nhìn vào kết quả em ghi lại. Nếu nó là X.XXX thì tức là 0.001s, nếu là X.XX thì sẽ là 0.01s

  107. Cho em hỏi là, bảo vệ TN là làm từng người solo hay là làm theo nhóm, nếu mà làm theo nhóm thì cả lớp bảo vệ sao được hở thầy, chắc chỉ 1 số nhân vật đại biểu mới phải đi bảo vệ chứ thầy :D. Mà, làm lại 1 trong 5 bài, thế có được chọn không thầy, hay là bốc thăm may rủi ??. Bình thường các khóa trước có phải bảo vệ nhiều không thầy ?? > em hỏi cho yên tâm, vì, tuần sau thi giữa kì bao nhiêu môn, vướng cái bảo vệ này mệt lắm, em chưa bị trả lại báo cáo lần nào (mỗi nhóm em không bị trả) nên đang chắc mẩm không phải đi bảo vệ 😀

    • Bảo vệ thì phải solo chứ ai lại chơi phong cách aloso. Chỉ có những idol của lớp mới được đi bảo vệ thôi. Còn lại có muốn cũng không được. Tất nhiên là idol thì phải bốc thăm câu hỏi chứ em. Em có thấy hoa hậu hay idol nào mà được lựa chọn câu hỏi chưa? :). Nếu cả nhóm chưa bị trả thì chắc chắn no vấn đề. Cứ có mặt đúng giờ (tốt nhất là đi sớm 15 phút cho yên tâm) ở phòng bảo vệ rồi cả nhóm được miễn đi đánh chén. Chú ý là lúc được miễn bảo vệ thì đừng có rú lên kẻo bị tóm lại luôn đấy :). Nếu nhóm em muốn thì van nài xin bảo vệ cũng được 🙂

  108. thầy ơi em bị trả lại một bài thì có bị đi thí ngiệm không ah!!! làm lại bài mà lâu rồi không làm dẽ hi sinh lắm thầy ah….họ có hỏi lí thuyết không hả thầy ..

  109. Em có thể tham khảo bài viết này nhé:

    Bảo vệ thí nghiệm VLĐC II: Easy or Difficult????


    Chúc em bảo vệ thành công. Cứ tự tin lên. Chẳng việc gì phải sợ cả.

    • thầy oooơi ở bài 1 thì khi mình đo giá trị của thước kẹp thì có lấy 2 số 0 ở hai đầu để tính n không ah….em làm bài đáy lâu lắm rồi em quên mất…….voới lại bài 3 nữa cái chỗ con lắc thuận nghịch thì chữ thuuận ỏ nghịch phải quay về phía minh đung không a…! hix mai em thi rồi nên phải hỏi lại cho chắc

  110. ở bài 1 thì khi mình đo giá trị của thước kẹp thì có lấy 2 số 0 ở hai đầu để tính n không ah –> chỗ này em nói thế này thì thầy cũng không hiểu là gì. Cách đọc thì cũng khá đơn giản nên tốt nhất em giành khoảng 10 phút tua lại là nhớ thôi. Bài 3 thì thuận tức là quy ước chữ thuận quay về mình, còn nghịch thì chữ nghịch quay về mình. Đấy là qui ước thôi còn về bản chất thì cái nào mà chả như nhau, em coi cái này là thuận thì cái kia là nghịch.

  111. thầy ơi khi minh làm bài thì mình có được cầm quyển sách hướng dẫn vào không ạ

    • Có phòng có, có phòng không nên tốt nhất là cứ học và mang theo em à.

    • bình thường đi làm thí nghiệm đã không được cầm sách in vào mà bạn :D, bảo vệ chỉ được cầm tờ giấy vào thôi 😀 (cả bút nữa )

  112. đây là cái hôm trước em bảo à, thầy xem và giải thích hộ 🙂

    • g = 9.791, delta g viết sai rõ ràng thế mà giáo viên lại không để ý, phải là 0.52%.9.791 (ko có % thế mà vẫn ra đáp số đẹp –> giỏi thế không biết) = 0.051. Kết quả cuối cùng 9.791 +- 0.051 –> nộp bài là xong. Đảm bảo 200% là không bị gạch nữa 🙂

  113. thầy ơi…sao e bị trả lại 3 bài mà vẫn dc miễn bảo vệ thế ạ…thích thế

  114. thưa thầy, em có ý kiến về việc xử lí số liệu bài 5, sai số đồng hồ đo thời gian sao lại 0.001 (s) được, vì kết quả đo thời gian chỉ chính xác đến 2 chữ số sau dấu phầy thôi ah nên độ chính xác thấp nhất là 0.01 (s) chứ ah.

    • Lại đọc bài không kĩ roài. Có những phòng hệ đo thời gian vẫn hoạt động và kết quả của nó có thể hiển thị tới 3 chữ số sau dấu phẩy. Cho nên tùy theo kết quả các em thu được mà lấy độ chính xác tướng ứng. Nếu là X.XX thì là 0.01s, còn nếu là X.XXX thì sẽ là 0.001s. 🙂

      • Dạ em biết diều đấy rồi ah nhưng ý của em là trong bài báo cáo mẫu số 5 cua thầy thì kết quả đo thời gian đều la có 2 chữ số chính xác sau dấu phẩy, nhưng độ chính xác của đồng hồ thầy lại lấy la 0.001 (s), em nghĩ con số này không đúng o.O. Với em có ý kiến ở bài 3 phần vẽ đồ thị nữa ah, hình như ô chú thích của thầy bị sai thầy ah, nó bị lộn hàng với cột, cột với hàng hjhj

  115. Thầy ơi! cho em hỏi cái chỗ độ cao của vị trí A =700+-2(mm) của bài thí nghiệm số 2, chứ không phải là +-1(mm) hả thầy?
    Thầy giúp em với, em xin cảm ơn thầy nhiều.

  116. Nếu em không bị trả lại báo cáo bài nào, cũng không bị làm lại bài nào, và, em bị bảo vệ TN, thì trời có sập không thầy :))

    • em mới chỉ giả sử ngày mai em bị gọi vào bảo vệ thôi :)) > cũng hơi rén, nên em học qua tí cho chắc :))

      • The thi thay khuyen em mai nen doi mu bao hiem vao phong thi nghiem de de phong troi sap nha’. Ma lo gi. Dan choi so gi mua roi. 🙂

  117. Em hiểu chỗ ý thầy ah, vì bài báo cáo mẫu em lấy ở trên không phải là bài update lên thấy sai số đồng hồ không đúng hjhj, Em có thêm ý kiến ở bài số 3 ah, chú thích sai số thầy viết trong báo cáo mẫu hình như bị sai ah, nó bị lộn hang với cột với hàng thì phải ah

    • Hìhì. Đúng rồi em à. Nhầm béng mất hàng thành cột ở ô sai sô. Để tối về thầy chỉnh lại cho chuẩn. Cám ơn em nhiều.

  118. Em chào thầy!em có 1 chỗ trong bài thí nghiệm số 2 em không hiểu?em mong thầy giải đáp sớm, mai em nộp bài rồi ah!trong sách hỏi thêm delta(h1)hệ thống và delta trung bình(h1) bằng bao nhiêu vậy thầy?em thấy h1 đo có 1 lần ko biết là lấy 1 hay lấy 0 nữa ah!

  119. Trong bài báo cáo mẫu thấy ko nói rõ em pó tay lun…hehe!

  120. Theo em nghĩ cái delta(h1)ht=0.002m và delta(h1)tb=0.Em nói có đúng không ah?

    • Đúng rồi em à. Do em đo h1 có 1 lần nên sai số tuyệt đối trung bình coi như bằng 0. Điều này dẫn đến sai số tuyệt đối của h1 sẽ chỉ là sai số của dụng cụ đo. Do em đo hai điểm rồi mới xác định ra h1 nên sai số dụng cụ đo sẽ bị x2 thành 0.002m

  121. Còn một chỗ nữa em muốn hỏi thầy,là tại sao cô dạy em môn này cứ nói là lấy giá trị del(pi) và delta(g)=0.01/2…em thấy thầy nói là cứ lấy theo giá trị của tổng ss tương đối rồi mới chọn giá trịc cho (pi) và g

    • Về nguyên tắc là sai số tương đối của hằng số không được ảnh hưởng đến sai số của đại lượng cần đo. Có thể cô giáo em biết là lấy 0.01/XXX là đảm bảo cho thỏa mãn việc sai số tương đối nhỏ hơn 1/10 sai số tương đối của đại lượng cần đo. Tuy nhiên, không phải bài nào cũng có thể chọn như cô giáo dạy em. Tóm lại, em cứ chọn theo kiểu của thầy thì ai cũng ok hết, còn lấy giá trị theo của cô dạy em thì cô em sẽ ok nhưng khi gặp những người khác thì chưa chắc 🙂

  122. em chào thầy.hôm nay em mới nộp bài thí nghiệm số 2.em thấy cái giá trị h1=700+-2(mm) của thầy là có sai sót thì phải.theo em là +-1(mm).do deltaX=(1/2).độ chia nhỏ nhất, mà ở đây độ chia nhỏ nhất là 1mm.nên 2 lần đo sẽ lấy (1/2).1+(1/2).1=1 mới đúng chứ thầy…buồn quá thầy ơi!em đau đầu với mấy cái này quá, thầy giải thích cho em được không ạ???

    • Hi em. Sao ở đây delta X lại bằng 1/2 độ chia nhỏ nhất được em. Bây giờ thế này nhé. Em gọi tọa độ điểm đầu là xA điểm cuối là xB. Giả sử xA ứng với vạch 5 mm chẳng hạn nhưng vì thang chia nhỏ nhất là 1mm nên có thể sai số xung quanh giá trị 5 mm một lượng là 1mm (tức là có thể 4 hoặc 6mm). Tương tự với xB giả sử là 10mm. Như vậy mỗi lần em đọc một điểm thì đã bị sai số mất 1mm. Nên tổng cộng hai sai số là 2mm.

  123. em chào thầy!cái delta X =(1/2).cấp chính xác (hoặc độ chia nhỏ nhất)sách đã dẫn như vậy mà thầy .em thấy sách viết mà chả có ví dụ nhầm là chuyện thường??hic hic

    • Thầy đã đọc sách và cũng không thấy được delta X lại bằng 1/2 độ chia nhỏ nhất. Em có thể cho thầy biết trang và dòng số bao nhiêu không?. Còn sai số dụng cụ ở đây chắc chắn là 1 mm em à.

  124. thầy ơi,hôm nay em làm thí nghiệm cứ bị đọc sai cái thước panme,em không hiểu khi nào cần +0.5 vào,thầy hướng dẫn cứ bảo là qua vạch 0 với chưa qua vạch 0,em không hiểu lắm,thầy giải đáp giùm em với

    • Em nen xem cai clip ve cach su dung thuoc Panme o tren. Em se hieu dc cach doc de dang ngay. Neu xem clip ma van chua hieu thi cu pm thay. 🙂

  125. quý
    November 10, 2011 at 1:27 pm

    thưa thầy. em học nghành hóa nhưng cũng đụng chạm tới thưc hanh vật lí thầy ạ.
    được biết thầy rất nhiệt tình với các bạn sinh viên.hihihi.em mạo muội hỏi thầy về bâì thựtc hành của bọn em….(thực lòng em cung hiểu đôi phần nhưng k rõ, hỏi thầy tụi em thì thầy bảo về đọc thêm sách, nên em cầu cứu thầy thui.)
    trong cuốn
    trong cuón thực hành của tụi em có bài: làm quen với kính hiển vi.đo kich thước của vật nhỏ bằng kính hiển vi.
    có công thức:d=Da/k.với Da là trung bình của nhiều lần đo= kích thước của vật thực nghiệm(tụi em đo sợi tóc thầy ạ)
    nhưng trong bài báo cáo thì yêu cầu là denta d=denta Da/k.(k là hệ số phóng đại)
    em không hiểu sao tính được denta d đấy.vì tụi em chỉ làm với 2 độ phóng đại la 10 va 20.mong thầy giúp sức…verry thanks.
    Answer:
    Hi e. Lần sau em gửi câu hỏi thì em cứ lập thẳng một comment mới nhé. E hỏi xen vào một comment khác làm thầy tìm toét cả mắt mới ra. Về câu hỏi của em. Thầy chỉ cần biết là lúc em đọc giá trị Da thì em để ở độ phóng đại là bao nhiêu?. Nếu em đọc giá trị ứng với độ phóng đại nào thì em sẽ tính sai số ứng với độ phóng đại đấy. Rất đơn giản vậy thôi.

  126. thầy ơi ,bài 2 thầy chưa update ạ,thứ 2 này em phải làm thí nghiện này rồi

  127. thua thay e la sv bk k56 lop 1.21 e thuc hanh tu bai so 2 den bai so 6. tan bay gio la tuan thu 13 sap sang 14 e moi duoc bjet toi blog nay. e thuc hanh bi cha lai 2 bai 2 va 3.. e cung khong may dinh phai cai 100% tach cua thay do 2 lan bao ve thi nghiem: lan 1 hoi co so ly thuyet cuA CA 6 bai, lan 2 hoi phuong phap tinh sai so. em dau nhan duoc cau: toi khong the cho e qua thi nghiem dc,e hay co gang lan sau…bao ve chi duoc 2 lan nen gjo chac chan e bi nghi thi. e buon lam chua qua duoc nam dau tien da bi rot san. back khoa that su la khoc liet..tiec that.duoc tiep suc voi trang blog nay som hon co le e da co the qua dc..

    • Xin chia buồn với em trước. Nhưng cũng mừng là vì em đã nhận ra được môi trường Bách khoa nó khốc liệt đến như thế nào. Em mới năm thứ nhất nên còn rất nhiều cơ hội để sửa chữa. Thầy cũng đã từng phải thi lại ngay môn đầu tiên khi học Bách khoa. Hồi đấy chỉ vì chủ quan nghĩ đại học chắc cũng như cấp 3 nên dính chưởng luôn. Nhưng cũng may là kịp thời quay đầu nên vẫn thấy bờ, chứ lại bơi đến mấy kỳ rồi mới quay đầu lại thì chỉ toàn là biển với cá mập thôi. Bây giờ em hãy tập trung ôn thi các môn khác cho tốt và cứ yên tâm là e sẽ còn phải vào blog này nhiều trong thời gian sắp tới. Nếu có vấn đề gì cần giải đáp hay cần chia sẽ thì em có thể liên hệ với thầy. Chúc em tự tin vượt qua mọi thử thách sắp tới.

      • vang e cam on thay.vay mon vat li e con duoc thi nua khong thay,

      • Thầy nghĩ em vẫn còn được bảo vệ thêm lần nữa thì phải vì nếu em làm đợt 1 thì vẫn có cơ hội để bảo vệ vào đợt 2. Em nên lên trên phòng 202 hoặc 203 để hỏi lại cho chắc. Em chỉ được thi nếu đã bảo vệ qua thí nghiệm 🙂

  128. thầy ơi bài 2 thầy update ở đâu ạ

  129. thưa thầy cho e hỏi, tại báo cáo bài 3 thầy viết XXX+(2ΔppppppppppPPpp pi)/pi trong đó XXX thầy tính= 0,0018 nhưng e tính theo công thức thì ra 0,0015, liệu thầy nhầm hay e sai ạ? mong thầy giúp e với vì mai e phải nộp báo cáo rùi

    • Số liệu của em có giống như số liệu báo cáo mẫu không em? Và lại không phải thầy tính mà là excel tính nên nó thường lấy số gốc chứ không lấy số làm tròn (tất nhiên là có thể sửa được nhưng nó không quan trọng lắm). Em cứ lấy kết quả của em, các thầy chỉ quan tâm đến cách xử lý số liệu chứ sai lệch về kết quả một chút cũng không đáng kể. Nhưng các bài của cùng 1 nhóm thì xử lý chắc chắn phải ra 1 kết quả chứ đừng mỗi người một kết quả thì nó hơi hài 🙂

  130. vâng e cảm ơn thầy! e chỉ sợ tính sai các thầy “cử “đi bảo vệ thì xong, bọn e đứa nào cũng chần chừ k dám xử lí số liệu vì sợ sai 🙂

  131. :(( Nếu biết web này sớm hơn e đã ko bị đuổi lần 2 vì không biết đọc panme :(( :(( :((

  132. Không hiểu sao bài 1 của em làm tại phòng 206 lại ra kết quả khác @@

    • So lieu chi mang tinh chat tham khao chu khong phai la so lieu chung em nhe. Cung mot bai nhung neu em do o phong khac thi ket qua se khac.

  133. Trong lúc quẫn trí vì bị thầy giáo nói kết quả đo của em sai tất, thế là em ghi kết quả D và d giống nhau hết vào tờ có dấu đỏ. Thầy giáo lắc đầu nhưng vẫn kí. Em đang tự hỏi, liệu có nên sửa số liệu ko thầy ạ. Chứ thế này thì chết em mất 😦
    Hôm nay em làm bù bài 6, do chuẩn bị kĩ và cách tiến hành cũng khá đơn giản ( sợ nhất cái lúc bị thầy giáo hỏi về bài thí nghiệm) nên đã thành công mĩ mãn. Nhưng bài 1 thì em thất vọng quá.

    • Em đo ra kích thước D ra 34,9mm và 33,9mm. Chắc là do cách làm sai hoặc đọc kết quả chưa có chuẩn nên mới bị như vậy. Nhưng tại sao, thầy giáo ko nói ko rằng cách đọc kết quả cho bọn em, 1 lần hướng dẫn thôi, sinh viên sẽ hiểu ngay. Đằng này trong sách nói là vạch trùng nhưng lúc thực hành, em cũng thấy khá nhiều vạch và không biết chọn vạch nào.
      Rất chi là bực bội vì bây giờ, với cái số liệu như vậy thì em phải làm thế nào thầy ạ.

      • Nếu đã ký rồi thì cứ thế mà chiến em à. Thực ra cũng khó, vì quan niệm của các thầy là mấy thứ lặt vặt này các em đều biết rồi (nhưng với thầy thì khác vì đa phần là chỉ biết trên lý thuyết chứ chả ai biết thực tế phũ phàng thế nào). Em cứ xử lý với bộ số liệu đó sau đó chụp ảnh và gửi cho thầy. Dựa trên cách xử lý thì thầy mới tư vấn hướng giải quyết hậu quả :))

  134. em thưa thầy,thầy cho em hỏi 1chút ạ:
    ở bài 3 ý,lúc em vào TN em hỏi thầy giáo là:”em thưa thầy chọn sai số tương đối của g là bao nhiu?”,thầy chốt luôn 1câu:”sắp hết giờ rồi cậu hỏi như thế là muốn tôi đuổi ra khỏi phòng hả?đã đọc bài đầu tiên chưa?” rồi thầy lấy quyển giáo trình ra,e sợ bị đuổi nên đã nói luôn: e thưa thầy có phải là lấy nhỏ hơn 1/10 giá trị sai số cần đo ko ạ?thế là thoát,phù! nhưng cuối cùng e cũng chưa hỏi dc nên chọn g ntnT_T bây h xử lý số liệu e tính đi tính lại cái sai số tương đối ra 2.7%=0.027 nhưng ko biết chọn g ntn,nếu chọn như thầy bảo là 9.81 với sai số tuyệt đối là 0.01 thì sai số tương đối sẽ=2.8%,làm ảnh hưởng tới kq T_T còn nếu ko viết vào thì e cứ thấy thế nào ý,tham khảo bài các bạn khác thì ko chắc chắn lắm, e fải làm gì bây h???:((

    • Hì. Tóm lại là em đang thắc mắc bài 3 phải không? Bài 3 thì em cứ tính như bình thường thôi, chứ còn đến bài 5 mới phải sử dụng. Nhưng đến bài 5 thì nên lấy bằng 0.01/9.81 hoặc 9.79. Còn vì sao lại khác nhau giữa hai bài thì quá đơn giản. Dụng cụ Việt Nam mà chuẩn như dụng cụ thế giới sao được em. 🙂

      • úi e nhầm,e thắc mắc bài 5 thầy ạ(e viết lộn số^^!),ý em là chọn g như thế nào để ko cần tính nó trong sai số ý ạ,ví dụ như trên nếu e lấy 0.01/9.81 thì sai số tương đối sẽ là 0.027+0.01/9.81=0.028, sẽ làm ảnh hưởng tới sai số tương đối,còn nếu chọn dc g=9.81x với x là 1 số nào đó từ 1->9 thì sai số tương đối sẽ là 0.027+0.00x/9.81x=0.027,ko làm ảnh hưởng đến sai số tương đối. nhưng vấn đề là e ko biết x= bao nhiu,thầy chỉ e với:((

      • Em xem bao cao mau so 2 de biet x bang bao nhieu nhe’ 🙂

  135. e cảm ơn thầy nhìu nha^^ tại bài ý e chưa có TN nên e ko để ý lắm,hì. vậy nếu thầy e hỏi là lấy g ở đâu thì e cứ bảo thầy Đức bảo e thế nhé 😀

  136. thầy ơi, e làm TN bài 4 nhưng thầy hướng dẫn quên k cho nhiệt độ phòng, mấy hôm sau khi xử lí số liệu e mới phát hiện ra, phải làm sao đây hả thầy?

    • Gọi điện lên trung tâm khí tượng thủy văn hỏi xem nhiệt độ Hà Nội hôm đấy là bao nhiêu em? Nếu họ không trả lời thì áng áng, man mát thì 23 ấp áp thì 32

  137. @sơn: theo mình thì mấy bạn trong nhóm cùng làm cùng ghi 1 nhiệt độ là dc,thầy cô chắc ko bắt bẻ đâu,nhất là khi tất cả cùng ghi 1nhiệt độ 😀

  138. thầy cô quan trọng là cách xử lí số liệu, viết kết quả, và thái độ thực hành của các bạn thôi, mấy cái lắt nhắt ý có sai một tí cũng chẳng sao cả

  139. ừm chắc hôm đấy 32 roài vì thấy mấy ông svtn còn kéo nhau ra ngồi trước nhà D3 đánh đàn thổi sáo đc mà 😀

  140. thay oi thay lam on ghi not ho. em cai phan nhan. xet bai thi nghiem 4 voi’ e cha biet ghi cai gi

    • Đến nhận xét mà thầy cũng làm nốt thì hóa ra là thầy làm tất nhưng mà không ăn được gì. Em có thể nhận xét xem kết quả em có chuẩn chưa, nếu chưa chuẩn thì là do đâu. Cứ bốc phét ra thôi vì sai số này sai số nọ là được.

  141. sao hỏi muộn thế, chắc j thầy kịp nói, mai đến lớp hỏi mấy đứa đi trước vậy

  142. thưa thầy,em vừa làm thí nghiệm bài 6. Em đo hoài mà ko ra được h trong khoảng đúng,H lớn của nhóm em là 250 mmH20,thì h từ 62 đến 71 là chuẩn. Đo tới đo lui rồi mà chỉ tới được 60. Thầy cho em hỏi sao lại thế ? Công đoạn bọn em làm rất cẩn thận :-??. H= 250 mmH20 ấy là sau khi bơm cao hơn rồi nó tut. xuống còn 250 hay bơm đến 250 rồi nó tụt xuống 1 giá trị < 250

    • Em bom den 250 thi fai de yen khoang 5 phut neu thay no ko dong day thi ok, chu lai luc tang luc tut thi ko do dc dau em oi. :)). Cung co the la ky thuat van van cua nhom em no hoi cui` bap’ nen khong ra chuan dc *.*

  143. hehe dung la e tuong nhan xet the nao chu ghi may cai sai so dung cu. thi cung~ de~ e cam on thay nhieu! thay co de thi cuoi ki thi post len e xem voi’

  144. ui mai em phải đi làm bù thí nghiệm bài số 6 rồi.bài đấy khó quá trời. hôm trước mất 10k đăng kí, nhục! Thầy ơi, cứ vào mỗi sáng thứ 3 hàng tuần e sợ cô giáo phòng D3-201 lắm.

    • Haha. Den thay con so huong chi la em. Noi chung co hoi ren luyen kha nang chiu dung. Chac em nen xem tac pham “Song trong so hai” de ren luyen them y chi va tinh than. :))

  145. nghe lời thầy đêm nay em sẽ dành cả đêm để xem tác phẩm đó. mong rằng e sẽ k phải đi làm bù lần 2! huhu

  146. Thưa thầy, thầy cho em hỏi là em xử lí số liệu bài TN4 ra kết quả v1>v3>v2 ( giá trị trung bình) thì có sai ko ạ ? Vì em thấy nhiều bạn và cả bcm của thầy cũng ra v1<v2<v3….

  147. Em vua lam xong cai’ bai’ 1. Thay’ thay noi’ xu li’ bai nay cung phuc tap nen lam em hoi run, thay xem ho e xem the nao. Thank thay truoc
    So lieu day thay ah:
    2011-11-27 15.33.36
    2011-11-27 15.34.12
    Con day la phan xu ly cua em:
    2011-11-27 15.34.41
    2011-11-27 15.35.08
    2011-11-27 15.35.21

  148. cám ơn câu trả lời lần trước của thầy. Lần này em có câu hỏi khác ạ. Trong phần cminh sai số bài 1,tại sao lại có (delta pi)/pi hả thầy ??? pi la hắng số thì đạo hàm rồi fải = 0 chứ ạ? :-??

    • Pi tuy la hang so, nhung cach chon gia tri cua no cung se anh huong den ket qua do cua em. Do co, trong truong hop nay co the coi nhu ton tai sai so cua hang so. Vi du neu em lay pi la 3.1 va 3.14 thi ket qua hoan toan khac nhau roi. Em co the tham khao them trong BCM2 (hinh nhu vay) de hieu ro hon.

      • em nhin tai lieu photo thi ho chung minh ko co delta pi/pi,vay e viet vao co can ghi delta pi/pi ko a? cong thuc tinh sai so tuong doi cua the tich V ay a.

      • Co thi xac suat qua 99%. Khong co thi 50-50. Em chon di. 🙂

  149. mong thay ko tuc vi em hoi hoai` 1 van de nhg hinh nhu la thay hieu nham y em a..tat nhien la se fai ghi delta pi/pi trong bcm roi nhg fan chung minh o mat sau co a.? em ko biet cminh the nao de xuat hien delta pi/pi ?

    • Em co hoi den 100 cau nua thi cung cha van de gi voi thay. Chung minh nhu the nao thi em xem trong hai bi kip xu ly sai so nhe. Trong day hinh nhu thay da cm cho gan het roi.

    • Phần thiết lập công thức sai số tương đối bài 1 ở quán photo bị thiếu đó bạn. Phải thêm \frac{\Delta \pi}{\pi} mới đúng.
      p/s: Báo cáo ở quán photo còn nhìu chỗ chưa chuẩn đâu bạn ạ.

  150. thầy ơi, bị bảo vệ thí nghiệm thì có bí quyết gì không hả thầy??? thầy giúp e vs k e die môn này mất!!!!

    • Hoi toan cau kho the em. Bi quyet la hoc nhung y chinh nhu muc dich, co so ly thuyet, vai ba qui tac sai so, cach doc sai so tren dung cu do…

  151. em sợ các thầy trường mình “hỏi xoáy” mà e k “đáp xoay” được thì cũng die thầy ạ!

  152. Thầy xem hộ em bài 3 này với, đây là bài cuối của em rồi, em bị trả 1 bài ko bít có phải BV ko nữa.
    2011-12-09 08.27.01
    Nhân tiện em hỏi: khi xác định chu kì con lắc thuận nghịch sao ko đo từng chu kì mà lạ đo 50T. Đo thế để khắc phục những sai số nào?

    • Bai nao bi tra lai vay em? Em xu ly so lieu the la ok roi. Chi nen bo sung mot chut o fan sai so ngau nhien la thay so vao chu dung viet thang ra ket qua luon. Nguoi ta do 50 chu ki de lam giam sai so ngau nhien va sai so dung cu va tu do lam giam sai so cua toan fep do.

      • Cái bài 5 là bài đầu tiên nên em hơi gà nên bị trả. Xem bí kíp của thầy em nộp là OK rồi. PM: em nghĩ đo 50T càng làm tăng sai số dụng cụ chứ

      • em chia cho 50 chu ki thi lam sao ma tang dc *.*

  153. thầy ơi, em hỏi ý ko phải: có phải các giá trị vận tốc sóng âm v1 v2 v3 khác nhau là do run tay phải ko ạ????? cảm ơn thầy nhìu

    • Cau nay da duoc gui den GSX. Va day la cau tra loi: Co the noi phat hien cua ban mang mot tinh dot pha trong khoa hoc. Run tay anh huong den toc do song am. Noi chung xet ve mot khia canh nao do thi no cung co the anh huong nhu no khong nhieu. Vi du do trong qua trinh lam lai bi super soi dung sau lung chang han. Dieu nay dan den tay run, ma tay run thi lai dan den nhieu bo phan khac run. Ma khi da run thi doc ket qua no ko con chinh xac nua. Va ket qua khong chinh xac thi co nghia la van toc song am thay doi. Vay tom lai co the ket luan: tay run co the dan toi thay doi van toc song am nhung khong dang ke :).
      Me: Vay theo giao su cai gi anh huong den gia tri van toc song am do duoc.
      GSX: O` thi co nhieu cai, nhung theo toi cai anh huong nhieu nhat chinh la sai so cua cac dung cu do. Anh biet roi day, lam gi co cai gi hoan hao, den nguoi con co cho sut cho me huong chi la dung cu do.
      Me: Tom lai sai so dung cu do la cai anh huong nhieu nhat nhe em. 🙂

  154. thầy ơi trước làm thí nghiệm bù..em k mang giấy tờ gì cả..thế là bị “disconnect” thầy ạ! nếu k làm bù tuần đấy mà làm bù vào tuần khác rồi thì có bị làm sao không thầy????

    • Mang nha truong lom lam the ma em lai con dung wifi -> hi sinh la fai? Lan sau rut kinh nghiem chuan bi bai cho can than vao. Noi chung lam bu chac la cung co ty’ sao day em a ^^. Co hoi duoc bao ve thi nghiem cua em hien gio la rat cao 🙂

  155. Em thưa thầy, ở bài 2 phần thiết lập công thức sai số tương đối momen quán tính thì ta dựa vào
    I \approx mg\frac{{{h_1}}}{{h1(h1 + {h_2})}}{\left( {\frac{{td}}{2}} \right)^2}
    đúng không ạ ? 😀

  156. thầy ơi! thầy cho em hỏi sao trong mẫu báo cáo bài 3. của thầy.giá trị chu kỳ trung bình, sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ thầy lại lấy sau dấu phẩy những 5 chữ số hả thầy? e k hiểu cái này lắm, mong thầy “chỉ giáo” cho em! em cám ơm thầy nhiều ạ!

    • Em da nham lan giua so chu so co nghia va so chu so sau dau phay roi. Hai cai day deu lay 5 so sau dau phay nhung so chu so co nghia thi ko vuot qua 2 chu so (so chu so co nghia la so chu so tinh tu chu so dau tien khac 0 tu ben trai sag).

  157. thầy ơi. cho em hỏi: “Ở bài 3, khi vẽ đồ thị có nhất thiết phải lấy gốc đồ thị tại giá trị 50T1 không ạ????” em cảm ơn thầy nhìu. em nghĩ chắc là thầy vẽ thế cho đẹp thui đúng ko ạ. thằng bạn em cứ ko tin. bắt em phải lên hỏi lại thầy cho chắc. hj:)

    • Không nhất thiết em à. Gốc mình có thể chọn tùy ý nhưng nên chọn sao cho khi vẽ hình nó dễ quan sát. Ở đây chẳng ai dại gì lấy gốc ở 0 cả vì em đâu có qua tâm đến khoảng từ 0 đến 50T1 đâu. 🙂

  158. Em dc mien BV rui thay’ ah. Het hon. Cam on thay nhiu’ hen gap thay o VLDC II

  159. thầy ơi! e cảm ơn thầy rất nhiều..nhờ những chỉ bảo của thầy mà em không phải bảo vệ thí nghiệm!

    • Còn thi học kỳ nữa. Chúc các em thi tốt. :)). Yên tâm còn gặp nhau nhiều. Các em chưa thoát được hết Vật Lý đâu :))

  160. Thầy không phải là Thầy nữa rồi!đúng là siêu nhân
    Thật không thể chấp nhận…
    ……
    ….



    Sự Thật này….Cám ơn Thầy.

    • Hehe. Tỉa nhau ác thế em. Thầy đâu phải superman (thể loại mặc quần trong ra ngoài *.*). Thầy chẳng có gì ngoài gió để chém 🙂

  161. phần mode của thí nghiệm 4 chưa có cách hướng dẫn xử lý số liệu ạ

  162. Đầy đủ trong báo cáo mẫu rồi em nhé 🙂

    • file em download về , em ko thấy có phần từ các mode tính ra vận tốc truyền âm trong ko khí . Chỉ thấy có các mục tính khi tần số xác định trước rồi thôi ạ .

  163. thưa thầy….thầy có thể giúp em bài này đc không ạ.
    một chất điểm có kluong m=0,15kg đc ném từ O vs vtoc ban đầu v=6m/s theo phương hợp vs mp nằm ngang góc 30 độ, bỏ qua sức cản không khí, g=9,8 … hỏi moomen động lượng của chất điểm đối vs O tại vị trí cao nhất của c/động chất điểm là bnhieu? thầy giúp em vs địnhhướng bài này vs

    • Để giải bất cứ bài toán nào thì em cần xác định người ta hỏi cái gì. Ở bài này người ta hỏi động lượng mà động lượng bằng mv nên chắc chắn em sẽ phải đi tìm m (đã cho) và v (ở vị trí cao nhất). Bài này đơn thuần là một bài ném xiên, nên áp dụng các phương trình động học là em có thể xác định được vận tốc tại đỉnh.

  164. Dạ! em hiểu ý thầy nhưng bài này người ta hỏi mô men động lượng, thế nên em không định hướng rõ đc thầy ạ

    • Hi, Sorry em, thay ko doc ky de nen ko de y la nguoi ta hoi momen chu ko fai hoi ve dong luong. Day la cong thuc tinh momen dong luong cho chat diem nhe: L = mr^2ω = mvr. Nhin vao cong thuc em thay m da cho roi con tim moi hai dong chi v va r (v la do lon van toc tai dinh, r la khoang cach tu diem O toi phuong cua vecto van toc v -> do chinh la do cao cuc dai cua chat diem tinh theo phuong thang dung vi vecto van toc tai dinh hinh nhu la vecto nam ngang thi phai? -> em check lai cai nay cho yen tam nhe.

  165. Thầy oi cho em hỏi bài này. Một khối khí oxi (o2) có khối lượng riêng = 0.54 kg/m3 . Số avogadro No= 6.026. 10^26/kmol. Tỷ số giữa áp suất khí và động năng tịnh tiến trung bình của phân tử khí là? Thầy trả lời nhanh em cái. Mai em thi rồi. Thank thầy

    • Ap suat p = (m/µV).NA.kT = (ro/µ)NA.k.T, dong nang tinh tien trung binh bang 3/2kT. Em chia hai cai la xong. chu y la µ la khoi luong cua chat khi tinh trong kmol.

  166. Em hiện là sinh viên khoa điện điện tử Khóa K1 ĐH Quốc Tế Miền Đông . Em cũng lang thang trên mạng tìm tài liệu cho bài TNVL1 . Tại nghe thầy Châu bên BK hâm dữ quá. Hư 1 cái là ( 800 – 20.000 ) euro hic. Nên phải tìm hiểu thật kỹ trước khi thí nghiệm. Em rất cảm ơn những bài viết rất bổ ích của thầy . Bên trường em sài bộ TN của nhập của Đức chắc khác mấy bộ này. Nhưng chắc phương pháp đo cũng giống. Có gì không biết mong thầy chỉ thêm.

    • Nói chung về phương pháp đo thì như nhau cả em à. Nhưng tốt nhất là em scan hoặc chụp ảnh bộ hướng dẫn thí nghiệm và form báo cáo thí nghiệm rồi gửi vào mail cho thầy. Như thế thì mới tư vấn được. Biết địch biết ta thì mới trăm trận trăm thắng được 🙂

  167. Thua thay, thay cho em hoi thay co mau bao cao bai thi nghiem ‘Nghiệm lại định luật bảo toàn động lượng ( với 2 trường hợp là: va chạm đàn hồi trên đệm không khí; va chạm mềm trên đệm không khí) khong ah?.cam on thay.

    • Em can mau bao cao hay la bao cao mau. Vi bach khoa ko co bai day nen thay cung ko co tai lieu de soan, neu em co so lieu va huong dan bao cao thi co the scan hoac chup lai rui gui cho thay de thay soan bao cao mau.

  168. Thua thay, nhung so lieu ma em do duoc em thay hinh nhu khong duoc chinh xac lam. Nen em muon hoi thay thay co nhung so lieu mau khong a?

  169. hi, may bai nay thay ko co so lieu mau em a, em cu xu ly so lieu sau do thay co the check cho xem lieu co hop ly ko.

  170. Vang,cam on thay.

  171. E là sv Thủy Lợi, e cảm ơn thầy về các bài của thầy, thầy ơi cho e hỏi thầy có bài về ” Xác định hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng” không ạ? Nếu thầy có thầy có thể cho e bài mẫu ấy được không ạ, e đang cần để làm bài thực hành, mong thầy giúp đỡ, nếu được thì mong thầy có thể gửi qua mail cho e là: parkonsung@yahoo.com.vn. E cảm ơn thầy nhiều

  172. Thầy cho e hỏi! bao h thì thầy hướng dẫn bài thí nghiệm VLĐC II ạ!

    • Cac bai VLDC II thay da post tu nam ngoai rui em. Em chiu kho luc lai may topic cu nhe. Chac cuoi tuan nay thay se ngoi tong ket lai va post lai trong mot bai moi de cac em de tham khao.

  173. em cảm ơn thầy nhiều!! h em thấy nhiều bạn cùng lớp mua các bài thí nghiệm từ năm trước về tham khảo, thầy cho em hỏi những tài liệu dạng đó có đáng tin cậy không ạ??

    • Hihi. Xac suat em a. Vi moi giao vien huong dan lai co mot quan diem rieng nen em se gap truong hop bai nay o phong nay thi ok nhung sang phong khac thi lai bi tra lai (ly do ma mac du co cac bai thi nghiem nam trc nhung so sv truot tn ko he giam). Con cac bai o tren blog nay tat nhien la khong phai 100% cac phong deu chap nhan (chac khoang 90%). Nhung thay da co gang de han che toi da cac sai sot nen em co the yen tam tham khao.

  174. Kì học đầu tiên đã trôi qua 😀
    rất cảm ơn thầy vì những bản hướng dẫn thí nghiệm VLDC I,nó đã giúp em chỉ tạch Triết ><
    giờ em lại bắt đầu chinh phục thí nghiệm VLDC II đây

  175. thầy ơi! em lục lọi mãi trên google nhưng không thấy page mà thầy Hướng Dẫn Thí Nghiệm VLĐC II. đâu thầy ạ! thầy giúp em vs, mai em làm thí ng rồi ạ! em cảm ơn thầy nhiều!

  176. em chào thầy! thầy ơi thầy có thể giải thích kĩ cho em biết tại sao sợi dây trên trục phải quấn xít nhau không ạ? em cám ơn thầy nhiều

    • o thí ngiệm bài 2 đó thầy

      • Quan xit thi nhieu ly do lam em a. Nhung nhin chung cha ai muon cuon long vi nhu the tu truong trong long ong day se khong deu va ngoai ra cuon xit con de tang mat do vong day nua.

  177. thay cho em hoi them la trong thi nghiem nay nguyen nhan nao gay ra sai so lon nhat a.

    • Hoi cau chung chung the thay tra loi sao duoc. Nguyen nhan co the do thiet bi, co the do nguoi tien hanh thi nghiem. Nhung thuong cac bai thi nghiem thi nguyen nhan nam o thiet bi la chinh.

  178. ban muon hoi la nhung nguyen nhan nao co the gay ra sai so trong bai thi nghiem nay ak t va tai sao?t giai dap dum em luon nha t?hjhj. cam on t nhieu!

  179. thank thay

  180. bai2 ak thay oi
    thay gjup chung em voi,hic.

    • Ma em dang hoi tn1 hay tn2 the. Sai so thi bao gio cung nam o thiet bi do nhu vonke, ampe ke, thuoc do, dien tro mau, dien dung mau,…

  181. thầy ơi.sao dow về mà không đọc được ạ?

  182. thưa thầy, em là sinh viên k56, em muốn hỏi ở thí nghiệm xác định moomen quán tính của bánh xe và lực ma sát trong ổ trục quay ạ. câu hỏ của em là: khi tiến hành thí nghiệm, tại sao phải cuốn dây treo quả nặng m trên trục quay của bánh xe thành một lớp xít nhau? nếu cuốn sợi dây này thành nhiều vòng chồng lên nhau có dc không ạ? thầy giải thích giúp em với. VÀ em cũng chưa biết bài thí nghiệm nè sai số nào là sai số chủ yếu ạ. Mong thầy giúp đỡ. em cảm ơn Thầy nhiều

    • Theo tư duy của thầy (chưa chắc đã đúng 100% – chỉ có thể tham khảo) cuốn như thế để đảm bảo cho thời gian đi qua cổng quang của các lần đo đều như nhau vì nếu em cuốn chồng lên nhau thì tốc độ rơi của quả nặng trong mỗi lần sẽ khác nhau (ảnh hưởng nhiều yếu tố như ma sát giữa dây với nhau, cuốn không đều, thậm chí dây bị kẹt…). Nguyên tắc đo nhiều lần là điều kiện ban đầu phải như nhau thì kết quả đấy mới chính xác được. Khi em cuốn xít thì chỉ có thể coi em cuốn 5 lần giống nhau y hệt, chứ nếu em cuốn lỏng thì thầy đảm bảo 100% là các lần sẽ khác nhau. Sai số của thí nghiệm thì em chỉ cần nhìn vào cái công thức tính sai số tương đối gồm có những đại lượng nào là biết ngay nguồn sai số ở đấy (ví dụ như có đại lượng thời gian -> tư duy ngay là thằng nào gây sai số thời gian nhỉ? -> chỉ có mỗi thiết bị đo thời gian là đối tượng khả nghi nhất). Ngoài ra còn loại sai số do chính người đo tức là em nhìn 1 thành 2 thì ….. 🙂

  183. thầy ơi..em là 1 hs trường mỏ địa chất,,,em đang đau đầu với cái bài báo cáo thực hành khảo sát các định luật động lực học< bao gồm đl II newwton, chuyển động thẳng biến đỏi đều, cđ thẳng đều……thầy giúp em về phần cđ thẳng biến đỏi đều dk ko thầy…cô giáo bảo là gia tốc khi tính ở các thởi điểm phải giống nhau, mà em tính mãi thử mãi mà vẫn sai số là sao thầy..help me

    • Nhiem vu cua thay la tra loi cac cau hoi xoay ma. Nen em cu hoi tet. ga. Chi co dieu em trinh bay ma ko cung cap so lieu thi thay cung po tay.

      • khảo sát các định luật động lực học trên máy atwood
        quãng đường ban đầu là s=500mm..với t= 0,052s
        s=550mm……t=0,049
        s=600 …t=0,047
        s=650…..t=0,046
        s=700….t=0,044
        với a= (h^2)/2st^2
        giá trị a phải như nhau mà em tính nó cứ lệch lớn lắm thầy ak..

  184. thầy ơi.sao em tìm mãi không thấy bài hướng dẫn bài tập VLDC1 vậy thầy.em phải học lại môn này vào kỳ hè.mong thày post lại dùm em.em cảm ơn thầy nhiều

  185. thầy ơi! thầy chỉ cho em cách xác định khối lượng riêng của chất rắn. cảm ơn thầy nhiều nha.

    • Hỏi câu chung chung thế này thì thầy biết trả lời sao? Thường là phải cho biết phương pháp. Nhưng cách thô thiển nhất là ứng dụng định luật acsimet. (tất nhiên là sai số khá lớn). Em chỉ cần một lực kế, một cốc nước đủ để cho vật em cần đo. Đầu tiên đo trọng lực của vật ngoài không khí P0. Sau đó nhúng vật vào nước và đo trọng lượng P1. Từ đây xác định được lực đẩy acsimet bằng P0 – P1. Từ đây tính ra được thể tích V = Facsimet/d (d là trọng lượng riêng của nước lọc, chứ không phải nước cam đâu đấy). Biết V biết trọng lượng P em sẽ dễ dàng xác định khối lượng riêng

  186. thầy ơi! thầy cho em hỏi trong TN3 để xác định chu kì dao động của con lắc thuận nghịch, tại sao không đo từng chu kì mà phải đo nhiều chu kì ( ví dụ 50 chu kì) vậy thầy? em cam on thay nhieu.

    • Do nhieu chu ky de giam sai so cua phep do em a. Neu em do cang nhieu chu ky thi sai so cua dung cu do se cang giam theo cong thuc 0.01/n

  187. thầy có báo cáo chi tiết bài thì nghiệm khảo sát các định luật động lực học trên máy atwood k ,e gửi qua mail cho thầy rùi,nếu có thầy reply lại cho e sớm được k ạ .e cảm ơn nhiều

  188. thầy ơi nếu y=1/abs(a-b) thì tính sai số như thế nào

    • Cong thuc day o trong bai nao the em? *.*. Chua bao gio thay gap tinh sai mot mot ham kieu day

      • gửi nguyễn đình khoa để tính sai số của phép đo một lần bạn cần biết các giá trị sai số tuyệt đối của các đại lượng ví dụ với thước đo là 0.5 hay 0.001 dùng các giá trị đó chia cho kết quả trung bình mà bạn đo được ! nếu bạn muốn có phép tính cụ thể cần phải post các số liệu lên thì thầy mới biết !

  189. thay co the huong dan thi nghiem “định luật bảo toàn động lượng trên đệm không khí đươc không ạ

    • Bài này thầy mới có báo cáo mẫu thôi. Chắc em học bên thủy lợi à. Thầy thầy mấy bạn hỏi bài này toàn dân thủy lợi. Hướng dẫn báo cáo thì hiện giờ thầy chưa soạn được. *.*

  190. ui.vay thi bùn wa.e sap nop bao cao rui ma chua co gi ca????co mot so chỗ e chua hiểu cho lắm.bài xac định điêntich rieng e/m: denta X =X . sicma=XXX= .vay XXX o day la gi vay thay.

    • Email là gì để thầy gửi cho cái báo cáo mẫu mà check. Nhưng là form bên thủy lợi nên thầy ko biết là có giống bên em không. XXX tức là phần em chủ động thay số vào thôi. Thầy không viết cụ thể vì lười và hơn nữa số liệu các em mỗi người một khác nên không viết cụ thể được.

  191. thầy ơi cho em hỏi : bài nghiệm lại hệ số dãn nở của chất rắn vì nhiệt khi em làm và sử lý số liệu xong hết thì kết quả đo được lại lệch gấp 2.4 lần số tra trong bảng tức là sai số hơn 200% vây lý do gì lại có sự sai số lớn thế thầy ? cám ơn thầy nhiều ! SINH VIÊN THỦY LỢI !
    nếu thầy onl tối thầy gửi sơm cho em vào mail nha dinhdt18@wru.vn
    cám ơn thầy nhiều !

  192. sao em không đọc được bài 4 với bài 6 vậy thầy

  193. thầy ơi thầy giải thích cho em hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra lực nội ma sát của chất lưu theo quan điểm cổ điển và quan điểm vi mô. cảm ơn thầy nhiều!

  194. người thầy trong phòng thí no và người thầy trên mạng..?cám ơn thầy

  195. thầy ơi cho em hỏi một số vấn đề về sai số được không ạ?..

    Bọn em học theo hệ chương trình ICT, vì thế thầy giáo luôn yêu cầu học sinh phải tìm tòi những cái mới T_T.. cụ thể là trong khuôn khổ thí nghiệm vật lý, Mr. Thông yêu cầu tụi em sử dụng lý thuyết sai số bất định để tính toán sai số – khác hẳn với cách tính sai số của bk thường.. Thành ra bọn em gặp rất nhiều khó khăn trong việc tính toán sai số của thí nghiệm

    Trong buổi thí nghiệm vừa rồi, có một số bạn được thầy ký report, và khi em hỏi xem thì mới biết cách tính sai số của các bạn là:

    – Từ số liệu d1, d2 đo được, tính d trung bình – từ đó tính ra lamda trung bình = 2x (d trung bình).. tương tự, f trung bình lại được tính từ lamda trung bình
    – tính s.d (standard deviation) = delta d trung bình; từ đó tính delta lamda = 2x (delta d trung bình); và delta f được tính tiếp từ delta lamda

    Em hy vọng thầy có thể hiểu được phần mô tả trên của em, tại vì em không biết gõ formula trong này :D.. Trong trường hợp thầy nhận ra lý thuyết sai số này, em sẽ rất vui nếu được thầy chia sẻ các tài liệu liên quan, qua đo hiểu rõ hơn cách tính sai số bất định. Mong hồi âm của thầy!

  196. Great weblog right here! Additionally your website a lot up fast! What host are you the usage of? Can I am getting your associate hyperlink to your host? I desire my site loaded up as fast as yours lol

  197. ôi, những cái mình cần thì lại chẳng có ở đây, hic, thiếu nhiều quá 😦

  198. Cái mình cần là cái lào thế e? :))

  199. có tài liệu hướng dẫn bài tập định hướng phần nhiệt động học
    không thầy?

  200. Thầy ơi, bài 1 hình như còn thiếu cân hay sao ấy ạ

  201. cho e hỏi ở đây có thí nghiệm chuyển dộng lăn không trượt k ạ

  202. thầy ơi thí nghiệm con quay hồi chuyển thì chuyển động tiến động của con lắc phụ thuộc vào chuyển động quay của đĩa như thế nào ạ ? mong thầy giải đáp giúp em . em cám ơn thầy nhiều 🙂

  203. E cám ơn thầy rất nhiều …vì thầy là ng tốt ,mong có 1 ngàg được gặp thầy

  204. Thầy ơi hướng dẫn em baig 5 với ak.bai này thành chuyển động quay vật rắn roi ak

  205. Thầy ơi, cách vẽ ô bao sai số như thế ạ? Ô bao sai số có cần theo quy tắc hay tỉ lệ nào không ạ?

  206. cho hỏi ở bảng thí nghiệm bài 4 trong tờ báo cáo viết +_0.1hz suỷa denta bằng 1 phải ko

  207. Cttt thí nghiệm khác đại trà à thầy.

Leave a reply to MA BK2.23 k56 Cancel reply