dnk

HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM VLĐC III (UPDATED 04H11 20/09/2011)

In Giải đáp thắc mắc on August 29, 2011 at 9:05 pm

Gửi mọi người hướng dẫn thí nghiệm đại cương 3:

Bài 1: Xác định bước sóng ánh sáng bằng giao thoa vân tròn Newton: TN 1-VL3

Bài 2: Khảo sát sự phân cực ánh sáng – Định luật Malus: TN 2-VL3

Bài 3: Khảo sát hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng qua cách tử phẳng: TN 3-VL3 (các công thức trong bài khi nhập vào máy tính các bạn bỏ hết dấu “=” phía trước đi nhé, nếu để dấu bằng thì sẽ không chạy được)

Bài 4: Khảo sát hiện tượng bức xạ nhiệt – Kiểm nghiệm định luật Stefan Boltzmann: TN 4-VL3

Bài 5: Khảo sát hiện tượng quang điện ngoài – Xác định hằng số Plank: TN 5-VL3

Bài 6:  Khảo sát đặc tính của Diode và Transitor: TN 6-VL3

Chú ý: Do chương trình thay đổi nên tôi không nhớ chính xác tên bài thí nghiệm. Rất mong các bạn update lại tên bài để tôi đính chính. Ngoài ra, do công tác ở nước ngoài nên không mang theo tài liệu hướng dẫn thí nghiệm vật lý đại cương. Vì vậy, nếu bạn nào có điều kiện thì scan 3 quyển hướng dẫn thí nghiệm 1,2,3 và form báo cáo 1,2,3 và gửi về hòm thư: ductt111@gmail.com để tôi có thể nghiên cứu và soạn bài cho các bạn.

Chúc mọi người học tốt! ^_^

UPDATED 3H00 09/09/11: Điều chỉnh lại kết quả trong báo cáo mẫu cho phù hợp.

UPDATED 3H50 09/09/11: Hướng dẫn thí nghiệm bài 1.

UPDATED 3H00 10/09/11: Hướng dẫn thí nghiệm bài 6

UPDATED 15H30 11/09/11: Hướng dẫn thí nghiệm bài 3 – Bổ sung báo cáo mẫu cho bài thí nghiệm số 6

UPDATED 20H00 13/09/11: Cách xác định Uc

UPDATED 00H42 14/09/11: Hoàn thiện hướng dẫn bài 5

UPDATED 04H42 14/09/11: Hướng dẫn thí nghiệm bài 4

UPDATED 03H07 16/09/2011: Chỉnh sửa thứ tự bài cho chuẩn – Hướng dẫn thí nghiệm bài số 2

UPDATED 04H11 20/09/2011: Hoàn thiện bài thí nghiệm số 2.

P/S: Như vậy là toàn bộ hướng dẫn thí nghiệm VL3 đã được hoàn thành. Tất nhiên là còn có nhiều lỗi về chính tả do sơ suất trong quá trình gõ –> đề nghị các bạn thực hiện phương châm “bới lông tìm vết” để phát hiện những sai sót để tôi kịp thời sửa chữa. Cám ơn các bạn. Chúc các bạn đạt kết quả cao. 🙂

  1. thay oi cac bai thi nghiem 12346 dau roi

  2. trong phan su li so lieu xac dinh hang so” planck Uc2 cua thay chi trong khoang 0.56~0.6 ma sao thay cho len tan 0.68 ???
    thay co gang post cac bai thi nghiem con lai nhanh len nha ! hihi

  3. Thầy ơi, mai thí nghiệm rồi, thấy update nhanh nhanh để em còn tham khảo

    • Mai em thi nghiem bai so bao nhieu de thay biet con viet bai day truoc 🙂

      • Bài 4 nhé thầy, mà bài 4 thực tế là bài 6, bài 6 là bài 3 thi phải

      • Đọc mấy dòng comment của em thầy thấy loạn hết lên roài. Tốt nhất là là em gửi cho thầy thứ tự chuẩn nhé. Đây là thứ tự các bài này cách đây mấy năm nên chắc hơi sai một chút. Tóm lại là bài cách tử hay diode?

      • Bài diod thưa thầy, em đang phân vân vẽ hình thế nào cho đúng

      • Bài 4: Khảo sát hiện tượng bức xạ nhiệt – Kiểm nghiệm định luật Stefan Boltzmann:
        Bài 6: Khảo sát đặc tính của Diode và Transitor:
        Bài 3: Khảo sát hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng qua cách tử phẳn

  4. thay oi tinh Uc kieu zi vay

    • Uc trong hướng dẫn thí nghiệm có ghi rùi mà em. Em kiểm tra lại xem nhé. Nếu vẫn không hiểu thì thầy sẽ giải thích lại. 🙂

      • trong bài thí nghiệm 1: mình tính delta B và delta b kiểu gì vậy thầy.

      • Hichic. Thi tinh trung binh trc. Sau do lai tri tuyet doi cua gia tri trung binh tru di tung gia tri mot em se co cot delta. Roi tinh trung binh cot delta nua la xong

    • thay oi sai so cho phep la bao nhieu ak.
      cua em Uc2=0.8 uc1= 0.6 do tai i= 0.74
      em ra sai so” to qua” ak.
      thay mach nuoc cho em vs

  5. Em cũng mới biết trang này của thầy thui , cám ơn thầy nhiều lắm

  6. thay oi,o bai stefan-boltzmann, tai sao lai ve do thi lnE~lnT ma khong ve do thi E~T ha thay? e ko biet tra loi sao het.

    • Thường nếu em vẽ đồ thị E~T thì cũng chả vấn đề gì. Nhưng đôi khi để tiện quan sát người ta có xu hướng thể hiện mối quan hệ dưới dạng đường thẳng. Do đó em vẽ đồ thị lnE theo lnT thì em sẽ thu được đồ thị là đường thẳng. Còn nếu vẽ theo E~T thì chắc sẽ là một đường cong vô cùng lằng nhằng. 🙂

      • thanks thay!

      • Bổ sung thêm cho 1 một điều nữa là độ nghiêng của lnE theo lnT nó sẽ cho biết giá trị n thực nghiệm để so sánh với giá trị n = 4 trong định luật Stefan-Boltzmann.

  7. sao tờ báo cáo thí nghiệm của em không có bài 3 thầy nhỉ

    • chắc phải đủ cả 6 bài chứ em. Thế 6 bài báo cáo của em là gì?

      • tờ của em có mỗi 5 bài thôi ạ , thiếu mất bài Khảo sát hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng qua cách tử phẳng . (bài 3 của em là bài 6 của thầy)

      • Well, thế thì em kiểm tra xem các bạn trong lớp có đủ 6 bài không nhé. Nếu đủ thì em có thể lên mua lại bộ báo cáo mới. Hoặc nếu tiết kiệm thì em xem em thiếu bài nào thì xin của các bạn làm ở những nhóm không phải làm bài đấy.

      • vâng , em cám ơn thầy ạ

    • Hình như cái bài cách tử ( là bài 3 của bạn ấy nói) không cần báo cáo thì nghiệm, dùng máy tính rồi. mà tất cả mọi người đều thế

  8. You’re welcome! 🙂

    • Thầy cho em hỏi bài 1 tí :
      Em tính sai số tương đối trung bình của Landa theo công thức sau
      SSTĐTB = (0.003/1.222)+(0.003/0.348) =0.011 .
      Nhưng kết quả của thầy là 0.018 , E sai ở đâu vậy thầy

  9. thưa thầy ở bài 1 tính giá trị trung bình của randa bằng công thúc nào vậy

  10. thầy ơi ở bài 1 ,giá trj trung bình randa =Bb/4R à?
    em tính đc
    sai số tương đối trung bình randa =0,016
    giá trị trung bình ran da =0,456
    em viết kết quả là
    ran da =0,456+_ 0,007 có đúng koj ạ
    nếu sai thì phải sửa thế nào? thầy giúp em với

    • 0.007 là sai số tuyệt đối hả em. Em viết kết quả như thế là đúng rồi.

      • Vửa ngồi đọc lại thấy có một vấn đề trong kết quả của em. Về cách viết thì đúng rồi nhưng thầy muốn biết là em sử dụng ánh sáng màu gì để đo vậy? Nếu là màu đỏ thì không có cái giá trị 0.456 –> thầy đoán chắc là sử dụng ánh sáng xanh để khảo sát ???

  11. vâng ,em cảm ơn thầy..thầy nhiệt tình quá

  12. thay oi, thay up bai Stefan-Boltzman len di ah. Ngay mai, e phai nop bao cao bai nay roi. Cai Rp co phai la lay gia tri trung binh cua Rp1, Rp2 va Rp3 ko thay?

  13. Hi, Cam on thay.

  14. cám ơn thầy nhiều lắm. May mà có thầy em mới hoàn thành xong bài thí nghiệm này.

  15. nhờ có thầy mà sv BK sẽ ít chết vì vật lý hơn. Cám ơn thầy nhiều

  16. thay nhiet tinh qua, di du hoc van nho den bon em, cam on thay nhieu nhieu ak.

  17. thay up not bai 2 len di a

  18. thanks thay ^-^.xem xong tran Mu C1 mai chac la co’

  19. Cám ơn thầy ạ.:D

  20. thay chac thich Barcenola,em thich ca 2 :MU+ barca

  21. I’m the antifan of MU, Real and the fan of Barca, Bayern :))

  22. thay oi trong nay khong co bai khao sat hien tuong song dung? huhu

  23. thay oi sao ko co bai 2 vay

    • Hôm qua định ngồi làm bài 2 rùi em à. Nhưng vì MU đá rùa quá nên akay chim cú đi ngủ luôn :). Bây giờ mới ngồi soạn cho mọi người. Khổ thế đấy, chỉ vì C1 😦

  24. Thầy cho em hỏi bài 4 mình phải vẽ ô sai số hêt à, thầy trả lời nhanh mai em tn rồi, em đang phân vân chỗ này ( hơi lý thuyết tí)

  25. Có chứ. Không vẽ thì good bye my friend ngay 🙂

  26. Hi thầy , em gửi thầy link bài thí nghiệm Định luật Malus để thầy làm báo cáo mẫu cho các bạn nè http://www.mediafire.com/?uq1gksoxued1mh2 . E chụp bằng điện thoại nên ko nét lắm nhưng vẫn đủ xài 😀

  27. thưa thầy . Giáo viên hướng dẫn của em bắt đo bằng 2 thang đo của ampe kế trong cùng 1 bảng số liệu . Vậy khi tính denta I em phải tính như thế nào hả thầy . thầy xem cụ thể giúp em nhé http://i1205.photobucket.com/albums/bb427/dungvaquan/SAM_1309.jpg

  28. thy hoan thien bai so 2 di de em so sanh voi bai cua em

  29. thầy hướng dẫn em tính góc a được không ạ, có phải lấy a = ( ib1-ib2)/(20-10) ???? ( ib1=10 micro ampe. ib2 =20 micro ampe ), em định làm kiểu này nhưng mấy thằng bạn đều lấy trung bình nên phải theo , cuối cùng là bị trả về

    • Hìhì. Lấy trung bình làm gì. Chỉ cần lấy 2 trong số các giá trị đấy là xong vì về cơ bản đường của em là đường thẳng tuyến tính. Đây chắc là kiểu thấy bạn bè làm nên adua theo 🙂 -> hi sinh

  30. Thế tóm lại là đa số hi sinh gần hết 🙂

  31. thầy ơi cho em hỏi bài 4 tinh delta lnE và lnT như thế nào ạ

  32. tính delta lnE và delta lnT để vẽ ô sai số trong đồ thị bài 4 đấy ạ
    thầy giúp e sớm được không ạ

  33. em cám ơn thầy ạ
    sáng mai e thí nghiệm 9h nên thầy post sớm thầy nhé 😀

    • Thầy đã xem lại bài số 4 này. Nhưng bài này không cần phải tính ô sai số vì tính toán rất phức tạp. Đối với bài này em chỉ cần xác định tan của đường thẳng lnE và lnT là xong. Đa phần các giáo viên đều không đánh giá ô sai số bài này -> tất nhiên là trừ trường hợp đặc biệt. Nếu bài mà chẳng may bị trả lại (xác suất bị trả là khoảng 1%) thì scan và gửi cho thầy. Thầy sẽ ngồi tính sai số cho em. 🙂

      • hình như sai số của E la 1,5.
        Còn tính thế nào thì em không biết tính
        thầy ơi em bị trả lại 1 lần rồi ạ. hic

      • Cái sai số của E thì đơn giản. Vấn đề là sai số của hàm lnE và lnT vì tính gián tiếp qua các đại lượng khác. Em có thể chụp ảnh bài báo cáo của em rùi gửi vào mail của thầy để thầy xem. ductt111@gmail.com

  34. Yên tâm! 4h sáng là hàng cập cảng Việt Nam! 🙂

  35. thầy ơi . em làm thí nghiệm bài 2 , lúc chúng minh công thức sai số có phần denta R/ R .nhưng mà em thấy mỗi cái R thôi , không có dentaR thì coi cái tỉ số đó bằng 0 à thầy . Nếu có thì nó = bao nhiêu ạ

  36. Chắc có thể em đang đề cập đến đại lượng bán kính R phải không? Ở bài này người ta xác định đường kính trục bằng Banme nên cấp chính xác của Banme chính là sai số của đường kính –> em nên đổi delta R/R thành delta d/d còn nếu vẫn muốn lấy delta thì em lấy cấp chính xác của Banme chia đôi là delta R.

  37. sorry thầy nhé . bài 1 em lại nói nhầm thành bài 2 .R là bán kính cong của thấu kính thầy à

  38. Thầy ơi! ở bài 4 em tính ra n = 4.98 thì có khác nhiều so với n = 4 không ạ? Nếu có thì vì sao thế ạ?

  39. thầy ơi cho em hỏi
    bài xác định hằng số plank
    thực nghiệm em ra 3,676*10^-34
    sai số nhiều như thế có sao không ạ

  40. thầy ơi em vừa gửi mail cho thầy rồi
    thầy xem hộ em với

  41. hôm nay em nộp bài rồi
    không bị trả lại thầy ạ
    em cám ơn thầy:d

  42. em thưa thầy ,em đã xem qua báo cáo mẫu số 4 nhưng lệch khá nhiều ,ở cái bảng 2 ý ạ ,các số của em lẻ có phẩy chứ không được chẵn như thế (các mode ấy ) ví dụ mode cơ bản của em là 165,4 cơ :(( lẻ có sao không ạ

    • Đây là số liệu của một bạn gửi thầy nên thầy chỉ xử lý theo số liệu mà bạn đó đưa (vì thầy cũng không có số liệu bài này). Còn mode em có phẩy cũng không sao vì bảng 2 đo để biết thôi chứ không tính toán em à.

  43. Em chào Thầy ạ,
    Thầy cho em hỏi định luật Malus là hàm bậc 2 phải không thầy?
    Và đồ thị có dạng là dốc xuống 😀

    Em xin cảm ơn thầy !

    • No lam ham bac 2 theo ham cos. Nhung vi ve do thi theo cos binh nen no se la duong thang. Con do thi thi se la duong di len nhu trong bao cao mau em a.

  44. Tình hình là các lớp công nghệ thông tin k55 làm thí nghiệm đợt 1 phải bảo vệ lại rất nhiều thầy ah, gặp phải ông thầy khó tính quá, hỏi trên trời dưới đất, chả tha cái gì, làm bài 2 mà đi hỏi lí thuyết bài 1 và 3, đến nản

    • Really? Có câu nào hay hay thì share cho thầy làm tài liệu tham khảo. Còn về nguyên tắc thì các thầy được bất kỳ một bài nào trong các bài các em đã làm mà.

  45. Cái bài 4 sao mà bảng 1 em đo U bằng 73,132,237 mà thầy giáo vẫn chấp nhận , tính nhiệt độ bóng đèn có 190K, thật là kinh hoàng

    • Sac. So gi ma kinh di the em. Nhiet do bong den 190K hay 190C. Neu qua that 190K thi hai huoc qua’ :))

      • 190K, vì vậy mà bọn em phải sửa lại số liệu, nhiệt độ dây tóc mới lên 1000K. mà cho em hỏi thêm là bài này có cần vẽ ô sai số không thầy

  46. có em à. Bài này kinh dị nhất là xác định ô sai số 🙂

  47. thầy cho e hỏi là thầy tốt nghiệp trường nào và đang giảng dạy tại đâu vậy thầy? thấy thầy tốt với học trò quá! 😀

    • Thầy trước dân BKHN. Tốt nghiệp xong xin việc chả nơi nào nhận đành quay về Bách Khoa dạy –> đây gọi là hoàn cảnh xô đẩy 🙂

  48. Hi, rất hân hạnh được biết thầy! E biết được website này từ google qua cụm từ “nhiệt dung phân tử chất khí ” thế là bay ngay vào đây. Thật sự rất hữu ích.
    E hiện là SV năm 2 trường SPKT TPHCM! Có gì thắc mắc e nhờ thầy giúp ạh!
    Không biết chuyên môn của thầy là gì vậy thầy?

    • You’re always welcome! Nếu em có thắc mắc gì thì cứ hỏi. Chuyên môn của thầy -> nói thật đến thầy cũng chẳng biết mình chuyên về cái gì vì cái gì cũng biết một chút. 🙂

      • em học bên ngành Điện, có lẽ có một số bài giải tích mạch e sẽ nhờ đến thầy ạh

  49. thây ơi thây co thê noi rõ hơn cach tìm vân tròn newton k ạ

    • Hichic. Thầy cũng không biết nói thế nào cho rõ hơn phần viết trong hướng dẫn. Nó giống như kiểu em tìm một chữ nào đó trong trang giấy có 20 dòng chẳng hạn, thì em sẽ quét từ dòng đầu tiên cho đến dòng 20 để tìm ra cái chữ cần tìm.

  50. Thầy ơi, em đang xử lý bài số 6. Cho em hỏi là nếu trong bảng đo số liệu, Um có 2 giá trị (1-10V), thì chốc nữa tính deltaU phải có 2 giá trị ạ ? Nếu thế thì trong đồ thị, mỗi điểm lại phải có 1 ô sai số khác nhau, và cần vẽ hết ra đúng không ạ ?
    Có khi nào trên 1 đồ thị (đồ thị cuối bài 6) có tới 2 loại ô sai số (2*delta ib; 2*delta ic); (2*delta U (=1); 2*delta ic); (2*delta U (=10); 2*delta ic);

    CHo em hỏi về cách xử lý bài 4 nữa ạ, em ra n=5.01; số liệu được duyệt rồi, xử lý thì em không nghĩ là sai; Liệu em nộp bài cho các thầy có bị trả lại không ạ :”>

    Cám ơn thầy nhiều 🙂 Mai em thì nghiệm rùi, mong thầy giúp:X

    • Hi em. Bài 6 nó hơi chuối củ ở chỗ sai số. Trong đồ thị chỉ nên lấy một loại ô sai số chứ ô to ô bé trông nó hơi hài hước. Để đảm bảo chuẩn xác thì em lấy kích thước ô sai số ứng với trường hợp 10 vì sai số cũng phải lấy theo giá trị lớn nhất -> đây gọi là chiêu thịt tướng dọa quân.
      Ở bài 4 nếu số liệu đã được ký và em xử lý số liệu chuẩn thì em cứ nộp. Nhưng chú ý là phải giải thích vì sao nó sai lệch so với giá trị lý thuyết và nó có gì giống với lý thuyết (ở đây thầy nghĩ giống lý thuyết ở mỗi dạng đồ thị đều là đường thẳng).
      Chúc em không bị tạch bài nào 🙂

  51. thầy ị tốt bụng cho em hỏi, Nếu như em đi học ở trường , nghỉ cũng hơi nhiều ( hoặc đi học đầy đủ ) nhưng đến lúc thi Học kỳ 1 hoặc ky 2 thì em không làm được bài ( tại vì em k học gì cả chỉ đến lớp thôi ) ,và em bỏ thực hành lý và em không đăng ký thực hành lại thì em có bị nha trương kỷ luật gì không , em chỉ lên lớp ngồi để điểm danh , thi bị 0 hoặc 1 2 .. t và em làm thế này đến lúc gần thi đại học năm 2012 thì em có bị nhà trường kỷ luật không hoặc bị đuổi ( theo lời mấy anh trên forum mình thì em có thể nghỉ suốt cũng được có phải không ạ ), và vdụ như nếu em đỗ thì lúc rút hồ sơ mà mình nghỉ nhiều nhà trường có gây khó dễ không ạ, tại em muốn ôn thi lại đại học , nhưng không muốn nghỉ bách khoa vì nhiều lý do

    • Việc em rút hồ sơ thì nhà trường không bao giờ làm khó dễ. Nhưng thực sự cách tính toán của em có nhiều bất cập. Nếu giả sử trường hợp tốt đẹp là em thi đỗ trong năm tới thì mọi thứ ok. Thế nếu em chẳng may tạch năm đấy thì liệu với kết quả lẹt đẹt trong 2 kỳ đầu thì em có tin là em còn động lực và tham vọng để phấn đấu tiếp hay không?. Còn nhà trường cũng có quy chế là nếu em bị học lại quá bao nhiêu môn là sẽ bị cảnh cáo, lưu ban hoặc buộc thôi học (cái này thì em nên tham khảo của các anh chị khóa trước). Thầy nghĩ vừa học ở trường vừa ôn thi đại học cũng không quá khó, chủ yếu là em phân phối thời gian sao cho hợp lý là được. Chúc em thành công với sự lựa chọn của mình.

  52. chào thầy! thầy cho em hỏi ở bài 4:khảo sát ht bức xạ nhiệt-nghiệm định luật Stefan-Boltzmann.
    1.Tại sao mình vẽ đồ thị lnE~lnT mà không vẽ E~T?
    2.Định luật này dựa trên mô hình nào?
    3.Phương pháp xác định độ dốc từ đồ thị?
    Em cảm ơn thầy!

  53. cho em hỏi thêm ở bài 5:khảo sát ht sóng dừng trên dây.
    1/một số nhân tố tạo ra sai số ở TN này(em tìm ra đc vài x tố) nhờ thầy chỉ dạy thêm!
    2/mối liên hệ giữa bc sóng và tần số,giữa v.tốc truyền sóng và lực căng dây trong ct: λ=2L/k=v/f=(1/f)√(F/µ)?
    3.vì sao lại vẽ đồ thị λ~1/f và đ.thị v^2~F?
    Em cảm ơn thầy!

  54. Mặc dù không học với thầy nhưng qua đây em thích cách làm việc của thầy.

  55. tha^`y ui. Tha^y` cho e hoi? No^i dung thuye^’t luong. tu? anh’ sang’ cua? Einstenin. Va^n. dung. de^? giai? thich’ dang. cua? duong` dac. trung vo^n-ampe cua? te^’ bao` quang die^n. cha^n khon^g. bon e dang lam` TN5 ma` cai’ nay` bon e lai. ko dc hok tha^y` ak. Thanhs tha^y nhie^u na. Ne^u’ dc tha^y` co’ the^? gui? vao` gmail cua? e a. Ms.nguyenthao.hd@gmail.com

  56. thay oj cho e hoj trong paj 6 ” xac dinh dien tich rieng e/m cua electron theo phuong phap magnetron” trong phan “xac dinh I1 ” cho e hoj taj sao i1 xac djnh thj i2 laj gjam dot ngot?

    • Khi dat gia tri toi han I1 thi rui dao cac eletron se bi uon cong trc khi toi duoc anot va ket qua la cuong do dong dien I2 se giam di dot ngot

  57. chào thầy ạ, em đang xử lý số liêu bài số, khảo sát hiện tượng bức xạ nhiệt. nhưng chỗ tính n=tag a thì ko phải ra nữa. có cái tính ra 3.5 cái thì tính ra 4 cái và cái thì tính ra 5. lấy trung bình n=4.5. vậy thì kết quả của em có dc chấp nhận ko thầy. nếu như n=5 lệch nhiều so với 4 thì giải thích là do sai số dụng cụ đúng ko thầy. mong thầy giải thích giúp em, em cám ơn nhiều lắm ạ!!!!

    • Thuong thi kieu gi cung lech mot chut. Thay cung khong biet la do thi cua em co hoan toan tuyen tinh hay ko nen rat kho ket luan. Neu dc thi tot nhat em gui so lieu do dc qua mail thay se check xem

  58. thầy ơi! bài 3 tí nghiệm VL3 giờ khác rồi. thầy có thể up lại hướng dẫn mới đk ko.

Leave a reply to nguyenle Cancel reply