dnk

THIẾT LẬP CÔNG THỨC TÍNH SAI SỐ: DỄ HAY RẤT DỄ? (UPDATED: 21H28 07/10/2011)

In Thí nghiệm VLĐC I, VLĐCI on October 6, 2011 at 2:15 pm

Trong thời gian vừa qua có rất nhiều bạn đã gửi thư cho tôi (năn nỉ cũng có, mà đe dọa cũng có)  về vấn đề thiết lập công thức tính sai số. Trước tình hình bị đe dọa và spam liên tục (tính tôi được cái yêu đời, ham sống sợ chết già), tôi quyết định tiết lộ hai bí kíp tính sai số có tên là:

– Bí kíp 1: Tuyệt trước tương sau: BK1

– Bí kíp 2: Tương trước tuyệt sau: BK2

P/S: Thực ra để giải quyết mấy bài trong TNVL thì chỉ cần bí kíp 1 là các bạn có thể bá đạo trong kỹ thuật thiết lập sai số. Nhưng tôi sẽ post thêm bí kíp 2 trong thời gian tới để các bạn có nhiều chiêu để sử dụng. 🙂

UPDATED: 21H28 07/10/2011: Xuất bản bí kíp 2 và thêm ví dụ cho BK1

GIẢI ĐÁP:

– Đối tượng Dương K56: Vấn đề về phi công lái máy bay (chắc tương lai muốn làm phi công trẻ lái máy bay bà già). Câu trả lời của GSX: 2.25. Chúc em sớm trở thành phi công trẻ 🙂

  1. cho em hoj. tai sao may em down ve nhug ko doc dc. no ko hjen rachu TV. toan ky hjeu thoy.

    • Có thể là máy em bị lỗi font tiếng việt roài. Em thử kiểm tra lại xem. Thầy toàn dùng font unicode là chính thôi.

    • bạn vào google gõ adobe reader xong tìm link nào của download.vn mà down về. cài vào là đọc đc

  2. =)) ban oi ,ban phai cophan mem doc file chu”,phan mem doc file duoi ,pdf thi` co’ day`,tieu bieu la` foxit reader

  3. em thưa thầy ở trong phần xử lí 0,006 m thì viết là 0,006 hay 0,0060 ạ

    • vấn đề giá trị đó là của đại lượng nào vậy em. nếu là sai số tuyệt đối thì em viết kiểu nào cũng được. Nhưng khi lấy kiểu nào thì em phải sửa giá trị đo được cùng bậc tương ứng với kiểu đấy

      • cùng bậc tương ứng nghĩa là sao ạ
        ví dụ em viết 0,002+0,0014 được không ạ (trích trong BC số 4)
        còn cái phần XXX/XXX ở phân sai số tương đối em viết là 0,1234/0,3456 +1/500 được không ạ ,em ví dụ thế

      • Cùng bậc tương ứng có ý nghĩa ở lúc em viết kết quả cuối cùng thôi. ví dụ như 123,44+-0.24 gọi là cùng bậc. Còn 123,44+-0.024 là sai. Còn XXX là cái em viết số vào thôi. Viết như kiểu em là chuẩn rồi.

  4. thầy ơi cái bài 4 ,phần sai số ,em làm giống ví dụ của thầy ở bí kíp 1 được không ạ ,như thế có đúng ko 😀

    • Em lam theo bi kip 1 hay 2 deu ok ca.

      • ở cái bài 4 là tính sai số của vận tốc ,nên em chép y nguyên cái ví dụ của thầy trong bí kíp 1 ,em hỏi như thế được không ạ hì hì ,sr em chưa xin bản quyền của thầy ^^

  5. câu trả lời của em cho cái tên topic là, rất dễ :))

    • Không có hai bí kíp thì có khối mà dễ với rất dễ -> chỉ giỏi chém gió 🙂

      • đâu mà thầy, em học toán cũng khá nên mấy cái đấy cũng chẳng có gì, công nhận là mấy bí kíp của thầy cũng hay, nhưng mà cho mấy bạn chưa rành lắm thôi, còn bạn nào khá rồi thì cái đó cũng dễ mà 🙂
        1 phần cũng tại, bản chất nó dễ, nhưng mà tài liệu nó cứ làm phức tạp hóa lên, hoặc là dùng từ hơi khó hiểu, nên nhiều bạn chưa nắm bắt nhanh được

  6. à thầy ơi ,ví dụ trên bản số liệu của em là 1,26 nhưng xuóng dưới do phải làm tròn để đáp ứng đúng yêu cầu ,thì 2 số này có vẻ khác nhau ,vậy có phải sửa gì không thầy

    • 1.26 ở trên là cái gì vậy em. nếu nó là sai số tuyệt đối thì em làm tròn luôn, còn nếu nó là giá trị trung bình thì cũng còn tùy. Nếu sai số tuyệt đối có 2 số sau dấu ‘ thì em để nguyên, nếu có 1 số thì em làm tròn luôn ở trên rồi viết xuống dưới cho nó thống nhất. Nói chung là nên làm nháp trước rồi căn chỉnh lại sau em à. Chứ đừng một phát ăn ngay là lại tẩy xóa đó. 🙂

  7. ở phần sai số tuyệt đối chỗ denta dụng cụ em ghi là 0,002 +0,0014 được không vì em thấy cái sai số có 3 chữ số sau dấu phảy (có 1 chữ số có nghĩa ) còn 0,0014 có 4 chữ số sau dấu phẩy và có 2 chữ số có nghĩa bắt đầu từ chữ số khác 0 sau dấu phẩy

    • thầy không hiểu chỗ này. sao sai số dụng cụ lại bằng hai cái đó công với nhau nhỉ? còn nếu sai số tuyệt đối thì em cộng thoải mái, miễn là kết quả cuối cùng làm tròn thành hai chữ số có nghĩa là xong.

  8. thầy ơi cho em hỏi , phi công đang trên máy bay ( vòng nhào lộn ) thì áp lực phi công nén vào ghế ở điểm cao nhất va điểm thấp nhất nó khác như nào với trọng lực và chiếu theo phương hướng tâm , , tại sao áp lực của điểmthấp nhất nó lại hướng lên trên khác hướng với P ,

  9. Em cứ nhớ là gia tốc hướng tâm nó luôn hướng về tâm. Khi ở trên đỉnh cao nhất thì a và g nó cùng hướng nên gia tốc hiệu dụng sẽ lớn, ở điểm dưới cùng thì a và g ngược hướng nên nó trừ đi nhau. Lực hướng tâm thì luôn hướng theo phương của a hướng tâm. Chính vì thế mà ở đỉnh F và P cùng hướng xuống dưới còn ở đáy thì F lên trên và P xuống dưới. Easy thế thôi mà em? Nếu vẫn chưa hiểu thì phản hồi lại để thầy bốc phét thêm. 🙂

    • bài này đây thầy : Xác Định lực nén của phi công vào ghế máy bay ở các điểm cao nhất và thấp nhất của vòng nhào lộn nếu khối lượng của phi công = 75 kg , bán kính của vòng nhào lộn =200m và vận tốc của máy bay trong vòng nhào lộn luôn luôn không đổi = 360km/h.

      • lúc bay ở điểm thấp nhất , thì có phải máy bay lộn ngược lại , nên lực tác dụng lên ghế là -N phải không ạ , ( nếu chiếu theo trục tọa độ hướng tâm ) nên P-N= (mvmũ2)/2 làm ơn thấy chỉ dùm em , cả 2 trương hợp v
        ….. và cho em hỏi thầy nói cái a và g ngược hướng khi ở điểm thấp nhất , vậy tại sao lại ngược hướng ạ

      • Thầy đã post câu trả lời ở trên. Em down về nghiên cứu nhé. Nếu vẫn chưa hiểu thì thầy trò mình tiếp tục trao đổi cho đến khi nào em hiểu thì thôi –> cho nên cố mà hiểu nhanh nhanh vào, đừng có ăn vạ thầy 🙂

    • vâng em cảm ơn thầy nhiều em hiểu rồi , bài giảng bằng hình thật dễ hiểu , thầy tìm đâu ra hình hay thế , bài nào cũng như này có phải làm ngon không 😀 , giải thích cặn kẽ nữa 😀 ,

      • Thay vua check lai bai tra loi. Thay co vai cho go nham. Em chu dong sua nhe. O phan vi tri bottom em sua dau cua bieu thuc cuoi cung thanh dau + nhe (cai xac dinh phan luc nbot y’) ^^

      • ơ thầy ơi sao lại thế em thấy đúng mà , vì ở vị trí botton , thầy trọn trục hướng xuống dưới , thì P-N= -mv2/2 Đúng rồi mà thầy

      • à thầy viết nhầm cái biểu thúc cuối cùng 😀 chỗ rút ra :-ss

  10. cho em hỏi anh câu này: khi trình bày kết quả và sai số như thế này có đúng không ạ: x=8.10^(-2) +2,4.10^(-3) và 25,0+0,3
    cam ơn anh nhiều lắm

  11. sao thầy ko làm luôn tn5.hay là nhiều ẩn quá thầy sợ đạo hàm sai

    • Xin lỗi em có phải ở đội súng tỉa trong Counter Strike không vậy? Tỉa đểu ác thế. Thầy đâu có sợ sai chỉ sợ mỗi thể loại sai mà không dám sửa thôi :))

  12. thầy ơi cho em hỏi cái thông số trong bài thực hành số 2 .
    – Độ cao của vị trí A , h1 = 600 +- … (mm) có liên quan gì với cái h2 hả thầy em không hiểu lắm ( theo cái vd của thầy là 700 va thông số h2 574…) nhưng em đo trong bài của em những h2 la 49,9mm 1 lần đo thì là sai hay đúng hả thầy, em không hiểu lắm 😀

  13. hình như là em xưng hô nhầm thì phải, vậy cho em xin lỗi thầy ạ ^^

    • Hì hì không có vấn đề gì mà em. Gọi gì mà chả được em. Học sinh thầy cũng toàn xưng hô anh em với thầy thôi. Thầy không chỉ là thầy mà còn là người anh, là người bạn của các em nên không việc gì mà phải ngại :). Cứ chém thẳng tay em à 🙂

  14. ah mà thầy ơi, 8.XX là mình điền 2 số 0 vào chỗ XX đó được k thầy?
    và x=98,3 +- 3,0 là đúng phải k thầy? nếu đúng vậy thì có nghĩa là sau dấu , thì mình ghi bao nhiêu số 0 cũng được, miễn sao cho cùng bậc với kq là được hả thầy?

    • Um. Nhung thuong it khi gia tri no dep den muc toan so khong dang sau lam. Nen em khi xu ly sai so thi cu nen de so o dang chua rut gon de den khi nao xong xuoi minh bat dau can chinh va dien vao ban chinh.

  15. thầy ơi cho em hỏi về phần chỉ dẫn bài thực hành của thầy : trong cái bài :sai số có cái bảng là Các Lỗi Khi Viết Kế Quả trong phần quy tắc tương xứng trong sai số tuyệt đối và giá trị trung bình .
    cái phần đầu ngay của bảng thầy ghi v dụ là 1482.5 sửa thành 1483 vẫn sai quy tắc 1 thầy ạ , phải lấy 2 chữ số có nghĩa chứ ạ cái số 1483 có tận 4 chữ số có nghĩa sai quy tắc 1

  16. Đây là tội không biết còn tỏ ra nguy hiểm. Quy tắc 1 chỉ áp dụng cho sai số tương đối và sai số tuyệt đối.

  17. vâng ạ 😀 híc chắc em không chú ý

  18. thầy ơi 😦
    bài hướng dẫn thí nghiệm về đo điện trở bằng mạch cầu sao thầy vẫn chưa post ạ?:(
    thầy cho em hỏi:cái công thức tính điện trở X=R*(a/b) khác nhau như thế nào ứng với mỗi trường hợp:
    – (a/b)=1
    -(a/b)=1/10
    -(a/b)=10
    em rất dở môn này. em k biết bên bách khoa có yêu cầu sv về làm “câu hỏi chuẩn bị” trước mỗi bài thục hành hay k, nhưng bên tự nhiên em thì có, em đọc trong sách mà vẫn k hiểu… 😦

    • Thí nghiệm về mạch cầu trường bách khoa không có trong vật lý 1. Bài thí nghiệm đó nằm trong chương trình vật lý II. Thầy đã post bài này cách đây 1 năm rồi. Em có thể tìm thấy trong những bài thí nghiệm VLĐC II. Bên Bách Khoa các bạn cũng đều phải chuẩn bị bài trước em à. Nếu có vấn đề nào mà không hiểu thì em có thể hỏi bằng comment hoặc gửi mail cho thầy (ductt111@gmail.com). Khi tỷ số a/b thay đổi như 3 trường hợp của em thì X lần lượt bằng R; 0.1R/; 10R –> Nhưng điều này không có nghĩa là 3 lần giá trị điện trở cần đo là khác nhau đâu nhé. Với mỗi một tỷ lệ thì giá trị R của em sẽ phải thay đổi để đảm bảo cầu cân bằng. Ví dụ nếu tỷ số bằng 1 thì X = R = 10, nếu tỷ số bằng 0,1 thì có nghĩa là R cần điều chỉnh đến giá trị 100 ôm là cân bằng –> X = 10, nếu tỷ số bằng 10 thì R điều chỉnh đến cỡ 1 ôm sẽ cân bằng. Tuy nhiên để sai số phép đo nhỏ nhất thì chúng ta phải chọn tỷ số a/b bằng 1. Đấy là lý do mà tại sao em phải để con chạy ở giữa khi khảo sát.

  19. thay oi! khj nao thi em phai bao ve ha thay?

  20. em quen! nhu the nao thi em phai bao ve thi nghiem ha thay?

    • Điều kiện để em được bảo vệ là:
      1. Hoàn thành đầy đủ các bài thí nghiệm. (*)
      2. Bị đuổi về do không chuẩn bị bài không tốt quá nhiều.
      3. Bị trả lại quá nhiều bài báo cáo do trình còi.
      4. Có một vài hành động quá khích trong khi thí nghiệm.
      Nếu em đáp ứng được các điều kiện này (điều kiện (*) là điều kiện bắt buộc, 3 điều kiện còn lại thì em chỉ cần đáp ứng 1 trong ba điều kiện là được rồi) thì thầy chúc mừng em đã được tham gia buổi bảo vệ thí nghiệm được diễn ra vào tuần thứ 6 tính từ bài thí nghiệm đầu tiên. 🙂

      • thay dung noi vay! tuan sau em moi biet minh co phai bao ve hay ko! nhung truoc do em phai on den tan 5 bai! oh my god!

      • thay oi! thay cho em mot so kinh nghiem khi phai bao ve ko thay? de em biet ma chuan bi tam ly! neu thay giup em se tang lai thay mot bai tho ma em tam dac nhat viet ve nguoi cha. ok???

      • Bảo vệ chẳng có cái gì mà phải lăn tăn. Khi vào cũng chỉ kiểm tra những kiến thức cơ bản thôi em à. Ví dụ như trình bày mục đích thí nghiệm, trình bày cách đo (nói vắn tắt thôi chứ đừng chém gió dài dòng), thiết lập công thức sai số. Nói chung là cứ tâm lí thoải mái là được vì nếu chẳng may có trượt thì các em vẫn còn được đăng kí bảo vệ lại 1 lần nữa cơ mà. :))

  21. chi bi tra 1 bai thi co fai lam lai k thay

    • Cái đó tùy thuộc vào mặt bằng trung của buối thí nghiệm kíp đó em à. Nếu giả sử kíp của em, chiến sĩ nào cũng bị trả lại 2 bài thì em trở thành Physics Idol –> chắc chắn sẽ được miễn 🙂

  22. em cảm ơn thầy ! giữ lời hứa với thầy ,em sẽ tặng thầy một bài thơ em viết về người cha. tự em làm đấy thầy ạ!
    Cha của tôi một con người nhân hậu
    Tấm lòng cha bao quát cả phương trời
    Tình yêu thương không còn bờ bến đậu
    Nỗi nhọc nhằn tầm tã lúc mưa rơi
    Đoc xong thầy cho em nhận xét nha?

    • Công nhận sinh viên nhà mình bây giờ văn thơ lênh láng thế :). Dù sao thì thầy cám ơn em về bài thơ. Với thầy câu chữ của bài thơ không quan trọng bằng sự tin tưởng của các em giành cho thầy. Chúc các em ngày càng thành đạt.

      • em cũng chúc thầy đạt đươc nhiều thành công trong cuộc sống và luôn mạnh khỏe. cảm ơn thầy!!

  23. Thầy cho em hỏi thiết lập công thức tính sai số thì xem o chỗ nào ạ? Thầy giúp em nhanh nha. Chiều em phải bảo vệ thí nghiệm rồi thầy ạ.

    • Hichic. Chiều bảo vệ thì phải nhắn từ hôm qua chứ em. Chứ lệch múi giờ thầy trả lời sao kịp. Em xem trong hai hai bí kíp đấy. Hướng dẫn đầy đủ hết rồi.

  24. vậy là em đã không phải bảo vệ! sướng quá thầy ạ! em cảm ơn thầy nha?

  25. ai giúp em với ai pro thí nghiệm giúp với :(( đọc cái các chứg minh sai số em vẫn chưa hiểu ký hiệu tù mù hết cả …..Bảo về lần 3 rồi 😦 thế này thì học cái j nữa chán quá bạn nào có nick chat pm giúp mình với :(( chứ mình chưa hiểu cái phần tính sai số b0yv0d0i_tuch0i_yeuem nick mình đó giúp minhd với :((

    • bước 3 bí kíp 2 thầy ơi đau hết cả đầu :-s

      • tiện thầy thiết lập luôn cho em côg thức Cp/Cv nghĩa là sao lập dư nào ạ

      • Gay go nhỉ. Chắc giờ toán toàn ngồi chém gió nên không biết mấy công thức tính vi phân. Mà mấy công thức đấy cũng đơn giản thôi chứ có phức tạp gì đâu nhỉ em. Ở phần thiết lập Cp/Cv thầy thấy trong sách hướng dẫn đã thiết lập đầy đủ cho em rồi còn gì (trang 34 sách hướng dẫn thí nghiệm vật lý).

  26. Thank thầy em h bít cách tính sai số rồi à cái quan trog h hum bảo vệ ng đặt câu hỏi ko bít họ hỏi mình cái j 😐 thầy ơi có phải cuối mỗi bài nó có mấy câu hỏi kiểm tra .Thế mấy câu đấy theo thầy họ có hỏi mình ko ạ.Hum qua đi bảo vệ họ ra câu khó 😐 là xác định câp chính xác của thước panme, mà trog tài liệu có môi côg thức cấp chính xác thước kẹp 1/N.Thấy bọn nó bảo của panme là 1/2N có đúng ko ạ

    • Công nhận là nhiều câu chuối thế. Thông thường panme thì nhà sản xuất đều ghi sẵn trên dụng cụ đo cả rồi. Nhưng mình cũng không thể trả lời là đọc trên dụng cụ đo được. Đối với các panme các em dùng thì cấp chính xác đúng là bằng 1/2N (N là số vạch trên thước phụ và chú ý là bỏ vạch số 0 đi). Câu hỏi thì đa dạng lắm em à, nó phụ thuộc rất nhiều vào người hỏi nên có thể xoáy vừa hoặc xoáy nặng :).

  27. srroy thầy em đã làm phiền nhưg ko hỏi thầy em bít hỏi ai h.E hỏi là bài 3 ” câu 3 :đề yêu cầu là viết biểu thức xác định T dao động của con lắc thuận nghịch với A độ nhỏ.Câu 4 :tại sao ko đo 1 T mà p đo 50T đo như thế khắc phục đc nhữg sai số j.Câu 5 nó hỏi củ chuối quá côg thức đó sai số của số pi xác định thế nào ?chả nhẽ = dpi/pi

    • srroy thầy em đã làm phiền -> đề nghị bỏ ngay câu này nhé em. Em cứ hỏi tẹt ga đi, không phải sorry thầy làm gì :). Công thức xác định T trong báo cáo đã mà em công thức mà có gmd/I đó. Đo 50 lần đề khắc phục sai số dụng cụ (vì em sẽ phải lấy sai số dụng cụ ứng với 50 lần đo chia cho 50 -> sai số dụng cụ của T sẽ giảm 50 lần) và do đó dẫn tới giảm sai số tuyệt đối và sai số tương đối. Về sai số của pi em nên tham khảo BCM1 trong topic Hướng dẫn thí nghiệm VLĐC I nhé.

      • gmd/I nó là công thức số mấy thầy bài 3 có tận 12 cái cơ ý thầy nói là cái số 3 à.con lắc vật lý gọi là thuận nghịch khi T1=T2 hix trả lời như kiểu trog báo cào của thầy có bị bảo vệ lại ko ạ nhiều thầy sẽ hỏi vặn lại thế T1 là j T2 là j .mà em thấy đo thực tế có bh T1 =T2 đâu => ko có con lắc thuận nghịc đúng ko ạ

      • Công thức (12) em nhé. T1, T2 là chu kỳ lúc đo thuận và đo nghịch. Còn tất nhiên trong thực tế chỉ có gần như thuận nghịch thôi chứ đời làm gì có cái gì hoàn hảo 100% em 🙂

  28. em thưa thầy bài 4 em có thắc mắc sau.Câu 1 họ yêu cầu viết PT sóng đàn hồi thì hồi lớp 12 em học là x=Acos(wt+ P-2pid/lamda), típ để hỏi ý nghĩa vât lý cái này em bó chân.Câu 2 sóng dừng là sự kết hợp của 2 sóng tới và sóng phản xạ tạo ra nút và bug sóng.Câu 3 A sóng dừng với 1 đầu hở côg thức (12) nhưg với 2 đầu bó tay.e thử đặt địa vị ng ra câu hỏi : thế tại sao 2 đầu hở mà vẫn có cổng hửong sóng, 2 đầu hở có sóng phản xạ ko ??ko có cái chặn nó lại thì nó cứ tiến lên chứ quay đầu lại làm j a:D

    • Ý nghĩa vật lý thì nhìn vào công thức là em có thể đọc được là nó là hàm tuần hòan theo không gian và thời gian. Còn điều kiện có sóng dừng với hai đầu hở tức là hai đầu là bụng sóng thì cũng same same như với hai đầu cố định. Còn sở dĩ hai đầu hở mà vẫn có sóng dừng là do tính chất của cột không khí. Khi có sóng dọc truyền trong cột không khí thì nó sẽ làm cho áp suất phân bố trong cột không khí là một hàm sin cho nên nếu đầu hở của ống mà đúng vị trí áp suất lớn nhất thì âm thanh sẽ to nhất còn nếu đen mà rơi đúng nút thì tịt ngòi luôn. Em có thể tham khảo hình vẽ trong link sau để dễ tưởng tượng được sự phân bố của áp suất trong cột không khí:
      http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/sound/tralon.html#c1

      • thầy ơi thầy nhầm hay em đọc nhầm vậy trog quyển báo cáo bài 4 dưới phần côg thức (17) có phần lưu ý em đã gạch chân đọc đi đọc lại nhưg có vẻ hơi # với của thầy.Tại bụg sóng sẽ tạo ra âm to nhất nhưg biến thiên áp suất lại cực tiểu (nút áp suất ):-w.hix thầy ơi bao h có bảo vệ đợt cuối cho K56 đấy ạ hum nay vào đăng ký.em rất lễ phép khoanh tay chào cô lúc đó cô còn 🙂 nói j thế em đc sau 2s cô bít em xin bảo vệ thay đổi thần sắc đuổi ra ngoài bảo em vào phá quấy chưa kịp nói câu nào đã bị nói anh có ra ko đi ra .Vừa hài vừa khó hiểu

      • Thầy nhầm em à. Bụng sóng thì ứng với nút áp suất và nút sóng thì ứng với bụng áp suất. Hì hì. Trường hợp của em hơi bị gay rồi. Chắc dễ hi sinh lắm. Em rơi vào tình trạng bảo vệ hai lần đều hi sinh phải không? Nếu thế thì để thầy hỏi xem xử lý thế nào?

  29. thế có nghĩa h em toi ạ hix ngồi cần mẫn đọc kỹ thực hành lý lại mất toi à.Hix thầy cho em bít sớm thôi chia tay với môn lý này rồi sớm quá 😦 chỉ tiếc là ko bít trang này sớm hơn bh đã quá muộn trời ơi đang thích môn này thây bảo em toi, tụt hết cảm xúc thi j giữa kỳ lý :(Em tưởng còn bảo vệ lần nữa 3 lần cơ mà sao đc có 2 à

  30. hic tiếc là bây h mới biết đên thầy! dù e chưa hỏi j đc thầy nhưng e vẫn cám ơn thầy rất nhiều 🙂

    • Haha. Không nhận lời cám ơn đâu nhá. Đã giúp được em gì đâu. Nhận rồi lại phải nghĩ cách trả -> ngại lắm 🙂

  31. em chao thay ak! Thay oi cho em hoi chut ak!
    khi em xu li so lieu em co thac mac la sai so tuong doi thi can lay ko qua 2 chu so co nghia.the con cai sai so tuyet doi trung binh thi the nao ak? co can phai lay tuong tu nhu vay ko ak?
    em cam on thay nhieu!

  32. bài 2.4 một ngừơi di chuyển chiếc xe theo thầy đẩy đỡ tốn lực hơn hay kéo đỡ tốn lực hơn.ta có hệ sau N+P+Fms+Fcos(anpha)=0 theo em nghĩ thế này mới đúg nhưg giải lại # em nó là sin và ko xét đến fms.để đẩy đc xe cần phải bỏ 1 côg tối thiểu Fcos -fms=0(1) vậy có nghĩa là em đúg khi thay (1) vào hệ .=> sách sai đug ko thầy 😀

    • Thầy ơi sao ko trả lời em nữa à.Em hỏi nhiều quá à :(cho em hỏi câu cuối là thầy đã hỏi hộ em chưa ạ cái bảo vệ thí nghiem cho k56 ý

      • Hichic. Thầy có phải nhân viên trực tổng đài đâu mà có thể giải đáp liên tục được em. Khi nào có time thì thầy mới ol check nên có lúc trả lời nhanh có lúc trả lời chậm. Và chú ý là nên hỏi vào tầm buổi trưa nhé chứ hỏi vào tầm buổi sáng thì thầy đang khò khò roài. :). Câu hỏi cuối khó quá nên chưa hỏi được.

    • Em sai toét tòe loe. Người ta phải xét xem trong hai trường hợp thì lực ma sát nào lớn hơn. Khi em kéo xe thì lực kéo có xu hướng nhấc xe lên nên sẽ làm cho ma sát giảm, còn khi em đẩy xe thì giống như kiểu em đè cái xe xuống do đó lực ma sát sẽ lớn. Lực tốn chính là lực đủ để thắng lực ma sát nên trường hợp đẩy sẽ tốn hơn. Và chú ý là cái lực ma sát nó có liên hệ với lực kéo hay lực đẩy.

  33. thầy ơi,bài 3 ý ạ,cái thiết lập công thức có cái g trung bình,cái T trung bình.lúc vi phân cái denta T có trung bình ko hả thầy

    • Cái delta T không có trung bình em nhé.

      • thưa thầy, e học tns bên đhkhtn, bọn e cũng phải học môn quái thai này.hic.may mà gặp thầy, sát thủ đầu mung mủ k chắc e tự sát trước khi bị dìm chết mất.hic.thầy ơi, bên e VLDC1 có tới 10 bài. hình như bên bách khoa k có à.bên ni có bài DAO ĐỘNG KÍ ĐIỆN TỬ VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG K ạ???

      • Moi truong deu co mot so bai rieng em a. Neu nhung bai nao ma ben bach khoa ko co thi em co the chup anh sach huong dan va form bao cao gui vao mail cho thay. Tu do thay moi co the co van dc. :))

  34. ôi,thầy còn nhanh hơn siêu nhân! hic. 2 tuần nữa là bọn e kiểm tra rồi mà k biết có qua nổi môn này k? hic.về phần thực hành(nhưng chả hiểu mình đang làm cái gì cả!!!!) thì e đều làm đc nhưng phần xử lý số liệu thì hơi gà. để mai e chụp hình rồi gửi qua cho thầy.hi hi.cái ảnh e bé đáng yêu quá.hi hi.e cám ơn thầy nhiu nhiu.

    • Sieu nhan gi. Tien ngoi may thay ol check, thay cau hoi thi vao giai dap ti thoi. Thuc hanh moi kho, chu xu ly so lieu thi qua don gian. Em cu chup rui goi cho thay.

  35. em chào thầy ạ! em thưa thầy! em có thắc mắc muốn đk thầy giải quyết giùm ạ!
    thưa thầy! trong bài thí nghiệm số 5 khi sử dụng đồng hồ bấm giây, em thấy đồng hồ chỉ cho giá trị đến 1/100 giây. vây sai số dung cụ của đồng hồ phải là 0,01 chứ ạ! trong MBC của thầy đã trình bày có lấy sai số dc là 0,001 nhưng trong quá trình bên dưới (chỗ tìm sai số tb của t) thấy lại ghi
    = 0,01 + ….=…..?
    em không hiểu? mong thầy giải thích giúp em ak! em xin cảm ơn thầy!

    • Chac la em chua down ban BCM moi nhat. O trong ban day thay da ghi chu thich ngay o tren ma em. Neu em dung dong ho bam tay thi la 0.01s.

  36. thầy ơi nhóm em làm thí nghiệm đo chu kì con lắc thuận nghịch mà đồ thị của chúng không cắt nhau thì làm sao được ạ. thầy cho em hỏi thêm ở thí nghiệm cặp nhiệt điện ở 30 độ thì E có âm được ko ạ

  37. ở thí nghiệm con lắc thuận nghịch các vị trí của vật rắn trong thí nghiệm của bọn em là: x=10,20,30,40,50,60,70. nếu 2 đồ thị cắt nhau thì có thể cắt tại 2 vị trí nào thầy.

    • Thay nghi so lieu cua nhom em thu dc co le da bi sai. Nguyen tac thi hai do thi fai cat nhau. Khi cat nhau thi em moi co the tiep tuc khao sat xuong phan tiep theo. Chang nhe khong cat nhau ma giao vien van cho nhom em do tiep a`. Neu dc thi em chup anh so lieu cua nhom em rui gui vao mail cho thay de thay check xem van de nam o cho nao. ductt111@gmail.com

      • e thưa thầy, thầy giúp e với ạ! giả sử e có T1=1.7028 và T2=1.7029 +- 0.0002.thế thì khi mình tính sai số tuyệt đối của T2-T1 thì tính thế nào ạ? vì nếu mình cho nó bằng sai số của T2 thì sai số còn lớn hơn giá trị T2-T1 ạ????@_@

      • Ca hai cai deu +- 0.0002 ha em? Neu ma nhu the thi sai so tuyet doi cua T2 – T1 se la 0.0002×2 = 0.0004. Cai nay suy ra bang cach thiet lap cong thuc tinh sai so cua ham f(x,y) = x – y, khi do em se rut ra duoc deltaf = delta(x) + delta(y)

      • dạ,cái T1 k có sai số ạ và = 1.7028 và T2= 1.7029 +- 0.0002 ạ. e biết công thức đó rồi ạ, nhưng mà nếu thế thì khi mình tính T2-T1= 0.0001 và sai số của nó là 0.0002.hic.thế thì sai số của nó còn lớn hơn nó thì có được k ạ???@_@

      • Neu xet ve tinh toan thi ko van de. Nhung thay nghi ket qua nay khong chap nhan dc. Viet vao no hai huoc lam. Sai so ma lon hon ket qua do thi phep do nay la vo nghia. *.*, ma em dang lam bai nao vay?

      • Hic.thế nên e k dám ghi vào nhưng mà khổ nỗi đến khi tính sai số tỷ đối của delta T (T2-T1)*(l2-l1) sẽ bằng 1/(T2-T1) * delta(T2-T1) mà mình k có cái sai số đó thì sẽ bằng 1/0.0001 @_@ hic.hic.em làm bài Xác định gia tốc trọng trường bằng con lắc thuận nghịch ạ.hic.k biết bên bách khoa có phải làm k nữa.

      • Ben Bk cung co bai nay. Em co the xem trong topic huong dan thi nghiem vat ly I. Nhung thay cung khong biet la cach do cua hai ben co khac nhau khong?

  38. Hi. 2 bên đo giống nhau ạ.Chỉ khác là bên e đo 25T1 và 25T2 thôi ạ.hi.e đo đẹp lắm, ra g=9.75 ạ! nhưng con sai số kia tính chuối quá, thôi, ta bỏ qua k tính con đó nữa.hi hi.

    • Neu do giong nhau thi lam gi xuat hien hieu T1 – T2 dau em. Em co the tham khao BCM de xem cach xu ly so lieu. Bai nay xu ly so lieu van dc ma.

  39. Hic. các bác bên e hành học sinh nhiều hơn thôi ạ. Chẳng qua là vì T1 chỉ xấp xỉ bằng T2 thôi, chứ k bằng nên các bác ý bắt phải tính g theo công thức khác dài gấp 3 công thức g=4pi^2/T^2 * L đấy ạ! khổ quá, quá khổ!!!

    • Nguyen tac cua bai la fai tim diem de no xap xi bang nhau–> khi do moi goi la con lac thuan nghich. Chu ko thi can gi em, chi can con lac don binh thuong cung do dc g roi

  40. vâng ạ, hic nhưng các bác bên e lý luận là trong trường hợp T1 đúng bằng T2 thì mới đc áp dụng đc công thức g=4pi^2/T^2 * L
    còn nếu mà nó xấp xỉ thì phải áp dụng công thức khác (cái mà dài hơn 3 lần ý ạ). Chuối quá, cho các bác ý đi đo chắc cũng k đo được đúng bằng nhau!

  41. thầy ơi mấy hum nữa bảo vệ đợt cuối rồi.Lo quá 😦 à mà côg thức tính V khối trụ rỗng là j vậy ạ

  42. Sặc. Giờ này mà em còn hỏi câu ngây thơ thế. Lấy thể tích trụ ứng với bán kính ngoài trừ đi thể tích trụ ứng với bán kính trong là xong.

  43. thầy ơi,cho e hỏi bài 6 vlđc 2….phần chú thích ô sai số là như tn vậy

  44. Thầy ơi bài thí ngiệm 5 vldc I la xac định các đại luong cơ bản trong chuyển động quay của vật rắn thí sao a?^^

  45. Thầy cho em hỏi ở bài 1 thiết lập công thức sai số của v là chung cho cả trụ rỗng và bi thép phải không ạ? E thấy công thức tính v=pi×d^3/4 có phải là công thức tính thể tích nào như trong bài thí nghiệm cho đâu ạ? Có 2 công thức tính v là v=πd^3/6 và v=π(D²-d²)h/4 thôi ạ? Thầy giúp em với

Leave a reply to ductt111 Cancel reply